XEM CLIP: 

TP Hải Phòng đã mời ngay các nhà khoa học vào cuộc để kịp thời bảo tồn và ghi nhận giá trị lịch sử đặc biệt của những dấu tích trên Bạch Đằng Giang.

Nông dân tìm thấy cọc, Hải Phòng tính phát triển du lịch văn hóa

Sáng 21/12, Lãnh đạo TP phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên vừa mới được nông dân phát hiện.

{keywords}
Khai quật bãi cọc gỗ dấu tích của trận đánh trên sông Bạch Đằng. Ảnh: Lê Tân

Ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng là người quan tâm đặc biệt đến việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ.

Hội thảo có sự góp mặt của các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành về văn hóa lịch sử, mở ra nhiều hướng phát triển giá trị cho Hải Phòng trong di tích vừa được tìm thấy.

Theo thông tin từ Hải Phòng, mới đây người dân làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện hai thân cây gỗ nằm trong lòng đất thuộc vùng đê bao sông Đá Bạc. Nhiều dấu hiệu nhận dạng giống với các cọc gỗ đã được phát hiện trước đó được công nhận là di tích của trận đánh trên sông Bạch Đằng.

{keywords}
Các cơ quan chức năng khảo sát cọc gỗ

Thông tin trên đã được báo lên chính quyền địa phương và các cấp ngành liên quan. Công tác khai quật khảo cổ tại cánh đồng Cao Quỳ được tổ chức nhanh chóng.

Ngày 20/12, các đơn vị chức năng đã khai quật 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện được 27 cọc gỗ. Các cọc phân bố theo chiều Đông – Tây, đường kính từ 26-46cm, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Qua quan sát, số cọc trên không phân bố không thẳng hàng. Căn cứ vào kết quả giám định niên đại cho thấy, các cọc gỗ này có thể được bố trí thành thế trận vào thế kỷ XIII.

Bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, buộc đạo quân này đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng. Từ đó, rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Nguyên Mông xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông với quốc gia Đại Việt.

{keywords}
Những chiếc cọc gỗ được tìm thấy

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết: TP Hải Phòng rất vui mừng khi bãi cọc bằng gỗ đã phát tích tại cánh đồng Cao Quỳ. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của thành phố, bãi cọc có nhiều liên quan đến 3 cuộc chiến thắng oanh liệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử của cha ông ta.

“Cụ thể là năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán; năm 981, Lê Đại Hành đại thắng quân Tống và năm 1288 Trần Hưng Đạo đại thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Khu vực bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, cùng với khu di tích Bạch Đằng Giang sẽ là một địa chỉ đỏ để giáo dục và hun đúc truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau. Hội nghị hôm nay sẽ là cơ sở khoa học để giúp thành phố Hải Phòng triển khai các công việc tiếp theo để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này”, ông Tùng phát biểu tại hội nghị.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học đã phát biểu ý kiến cung cấp chứng cứ liên quan khẳng định giá trị quan trọng cần được bảo tồn của di tích.

GS Vũ Minh Giang, PCT Hội di sản văn hóa Quốc Gia cho nhận định: Việc người dân phát hiện ra bãi cọc cổ đã giúp lịch sử có cái nhìn toàn diện hơn về những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Nó mở ra cho Hải Phòng những cơ hội lớn về du lịch và cả lòng tự hào sâu sắc trong lòng người dân đất Cảng.

Bảo tồn và nâng tầm lịch sử

 Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành khẳng định: Trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ các vật tích vừa được tìm thấy là của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng trước lịch sử của dân tộc và các thế hệ mai sau.

{keywords}
Nâng tầm bãi cọc vừa được tìm thấy cho mai sau 

Để hoàn thành trách nhiệm đó, Bí thư Thành ủy đề nghị các cấp, các ngành thành phố liên quan cần phối hợp với Viện Khảo cổ học hoàn thiện các thủ tục để tổ chức công bố, thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông, trên các diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế về phát hiện và kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ; khẩn trương triển khai thủ tục công nhận di tích lịch sử cấp thành phố; xúc tiến các thủ tục đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho bãi cọc.

{keywords}
Hội nghị khoa học đánh giá cao các giá trị lịch sử của việc phát hiện ra bãi cọc

Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng mong muốn sẽ sớm được tổ chức khảo sát tổng thể trên phạm vi rộng từ khu vực xã Liên Khê dọc theo sông Đá Bạc đến Khu Di tích Bạch Đằng Giang, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên để lập quy hoạch và xây dựng Dự án hạ tầng kỹ thuật.

Việc này nhằm khai thác, phát huy giá trị của bãi cọc gỗ ở Cao Quỳ cùng các di tích trong khu vực, yêu cầu bảo đảm về đường giao thông, hệ thống cây xanh, công viên, bãi đỗ xe, khu vực tham quan, tìm hiểu bãi cọc cùng các công trình hạ tầng phục vụ người dân, du khách đồng bộ, liên hoàn, hiện đại, ông Thành nhấn mạnh.

Hoài Anh

Xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Khu di tích nhà Trần

Xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Khu di tích nhà Trần

Ngày 13/9/2014, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử nhà Trần và quyết định công nhận đô thị Đông Triều mở rộng (đạt tiêu chuẩn đô thị loai IV).