NSƯT Tiến Hợi từng tâm sự, bằng tấm lòng yêu quý Bác Hồ - vị cha già của dân tộc Việt Nam, trong mọi tác phẩm ông thể hiện (sân khấu, điện ảnh, truyền hình và phát thanh) ông đều cố gắng nuôi dưỡng cảm xúc nguyên vẹn với mỗi lần hóa thân hình tượng Bác.

{keywords}
NSƯT Tiến Hợi.

Năm 1987, khi còn là diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2, Tiến Hợi lần đầu vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vở kịch Đêm trắng. 28 tuổi, ông vào vai vị cha già dân tộc, lại là vở kịch đầu tiên đề cập đề tài chống tiêu cực, biển thủ công quỹ của nhà nước. Nhân vật xuất hiện rất nhiều từ đầu đến cuối, có những những phân đoạn gai góc, Bác Hồ thể hiện những lời nói mạnh, thể hiện sự bực tức mãnh liệt khiến Tiến Hợi lúc đó rất lo lắng. Nhưng bằng sự cố gắng, sau 2 tháng miệt mài nghe, tìm hiểu tư liệu về Bác, Tiến Hợi đã có vai khởi đầu ấn tượng với hình tượng Bác Hồ.

Năm 1988, ông về công tác tại Nhà hát kịch Hà Nội, vợ ông cũng đi theo. Cuộc sống khó khăn, nghệ sĩ trang điểm Vương Đạm Thủy chấp nhận thôi làm nghề diễn viên để ở nhà mở cửa hàng may có thêm thu nhập cho chồng yên tâm công tác. Ông bao giờ cũng là gương mặt đạo diễn lựa chọn đầu tiên khi giao đóng vai Bác Hồ. Và bao giờ người hóa trang cho ông không ai khác chính là vợ. Ở Nhà hát, ông tiếp tục đảm nhận vai Bác Hồ - Nguyễn Tất Thành trong phim Hẹn gặp lại Sài Gòn.

Đặc biệt, trong bộ phim Hà Nội mùa đông năm 1946, lấy bổi cảnh Bác Hồ trong giai đoạn lịch sử khi ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, sự thể hiện thành công của Tiến Hợi đã góp phần mang về cho bộ phimt giải Bông sen bạc tại LHP Việt Nam sau đó. 

{keywords}
NSƯT Tiến Hợi (bên trái) thể hiện vai Nguyễn Tất Thành trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn”.

NSƯT Tiến Hợi từng tâm sự, vì "đóng đinh" với vai diễn Bác Hồ gần 40 năm nên phong cách sống của Bác cứ tự nhiên ngấm dần vào người ông và hình thành một phần tính cách con người Tiến Hợi. Đó là sự dung dị, mộc mạc và chính xác trong công việc. Nhiều người nhận xét hình như Tiến Hợi bị "nhiễm" vai diễn của Bác Hồ hay sao mà từ dáng đi, dáng tay, tác phong giống Bác như thế. Bản thân Tiến Hợi đôi khi đi tập, ngồi nói chuyện với các anh chị em trong đoàn tự nhiên giọng nói lại nảy lên chất giọng cũng rất giống Bác. "Đến bây giờ tôi vẫn luôn thấy, không chỉ sự nghiệp mà ngay cả với cuộc đời tôi, vai diễn Bác Hồ chính là một cái duyên!", NSƯT từng chia sẻ.

{keywords}
NSƯT Tiến Hợi và vợ.

Nghiệp diễn gắn liền với vai Bác Hồ, tính cách đã ảnh hưởng nhưng những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của NSƯT Tiến Hợi cũng gắn với sự kiện liên quan tới Bác.  

Ông có 2 người con trai. Năm 1989 khi đang đóng phim Hẹn gặp lại Sài Gòn thì vợ ông mang bầu cậu con trai đầu. Năm 1990 - kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, cũng là năm vợ Tiến Hợi sinh con đầu lòng nên ông đặt tên con là Nguyễn Vương Thành. Tiến Hợi bảo đóng vai Nguyễn Tất Thành nên lấy họ của vợ và chồng ghép vào làm tên đệm cho con.

Năm 1996, Tiến Hợi tham gia phim Hà Nội mùa đông năm 1946 của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Quay xong bộ phim thì vợ ông lại mang bầu. Đến năm 1997 vợ Tiến Hợi sinh con trai thứ hai và đặt tên là Nguyễn Vương Nam. Ông nói: "Hai cậu con trai gắn liền với 2 bộ phim truyện nhựa mà mình thể hiện. Đấy là hai mốc lịch sử của gia đình". 

Năm 2013, sách Kỷ lục Guinness của Việt Nam đã xác nhận Tiến Hợi là "Nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ trong nhiều thể loại nhất".  

Thành công với vai diễn về hình tượng Bác Hồ của NSƯT Tiến Hợi không thể không nhắc tới người vợ - Vương Đạm Thuỷ  - người mà bao nhiêu lần ông đóng vai Bác Hồ thì bấy nhiêu lần hoá trang cho ông. Nhờ công việc hóa trang cho diễn viên thành Bác Hồ, bà mới gặp, yêu và kết hôn với NSƯT Tiến Hợi.

Ngân An

NSƯT Tiến Hợi - người nhiều lần đóng vai Bác Hồ nhất, qua đời

NSƯT Tiến Hợi - người nhiều lần đóng vai Bác Hồ nhất, qua đời

Nghệ sĩ trang điểm Vương Đạm Thủy, vợ diễn viên Tiến Hợi thông tin với VietNamNet, chồng chị qua đời lúc 4h ngày 10/2 sau thời gian bị bệnh.