Chủ tịch nước vừa ra Quyết định số 356/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” cho 62 nghệ nhân dân gian. Đây là đợt phong tặng nghệ nhân nhân dân đợt đầu tiên cho 62 cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Với số lượng 7 người, Hà Nội là địa phương có nhiều Nghệ nhân nhân dân được phong tặng lần này. Trong đó chủ yếu là lĩnh vực Nghệ thuật trình diễn dân gian với những tên tuổi được yêu mến và quý trọng như cụ Nguyễn Thị Khướu, Nguyễn Thị Vượn… (ca trù).
“Đệ nhất danh cầm” Nguyễn Phú Đẹ được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân đợt 1 (Ảnh: Cao Quý). |
TPHCM cũng có 6 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu vinh dự trong đợt này là các nghệ nhân ưu tú: Lê Khắc Tùng (Lê Thanh Tùng, Lê Thanh); Phạm Công Tỵ (Út Tỵ); Trương Hớn Minh (Trương Lộ); Lương Tấn Hằng (Từ Tiết Hằng); Vương Xú Há (Trương Hán Minh); Lưu Kiếm Xương.
Trong danh sách được phong tặng có rất nhiều nghệ nhân đã bước vào tuổi xưa nay hiếm như “đệ nhất danh cầm” Nguyễn Phú Đẹ (Hải Dương); Nguyễn Thị Vượn (ca trù Chanh thôn)…
Phú Thọ cũng là địa phương có nhiều nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân đợt này với những cái tên được khán giả yêu mến trong hát xoan như Nguyễn Thị Lịch; Lê Thị Huệ…
Trong đợt này, Chủ tịch nước cũng ký quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 4 Nghệ nhân ưu tú là Phan Chí Thành ở Bình Định); Phạm Văn Hiến (Văn Ngọc) ở Hải Dương; Nguyễn Tấn Nhì (Nhị Tấn) ở TPHCM; Nguyễn Thị Mẫn (Minh Mẫn) ở Thừa Thiên - Huế.
Cùng đó, danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cũng được truy tặng cho 9 cá nhân và phong tặng cho 561 nghệ nhân có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn văn hóa phi vật thể dân gian.
Tình Lê
NSND Kim Cương: Nhiều nghệ sĩ Việt tự bôi nhọ mình vì tệ nạn
- "Kỳ nữ" của giới sân khấu Việt Nam có những chia sẻ đầy tâm huyết về nghệ thuật và bày tỏ những trăn trở đối với lớp thế hệ nghệ sĩ kế cận hiện nay.