NSƯT Thanh Nga - Thành Được với trích đoạn cải lương 'Nửa đời hương phấn'

 

NSƯT Thanh Nga từng là một tên tuổi chói sáng trong sân khấu cải lương nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên 'Nữ hoàng sân khấu'. Thanh Nga không chỉ nổi tiếng về tài sắc mà còn được hầu hết công chúng nghệ thuật yêu mến vì nết na thùy mị và lòng nhân hậu vô bờ nổi bật trong làng nghệ sĩ.

Ngày 26/11/1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Nga đã bước lên chiếc xe định mệnh Volkswagen màu xám nhạt về nhà và vĩnh viễn ra đi ở tuổi 36, sau phát súng của một kẻ lạ mặt. Hơn 40 năm rời cõi tạm, thời gian trôi xa nhưng những ký ức về bà trong lòng khán giả vẫn không phai nhạt.

{keywords}
Cố nghệ sĩ Thanh Nga - mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn.

Tài năng chói sáng của sân khấu cải lương 

Những năm 1960-1970, người Sài Gòn không ai không biết đến cái tên Thanh Nga, một mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn. Cố Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, con gái của trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ngay từ nhỏ bà đã được thừa hưởng tố chất của một người nghệ sĩ. Cái tên Thanh Nga đã là một “tượng đài” trong nghệ thuật cải lương của Việt Nam.

Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa - dưỡng phụ của Thanh Nga - làm bầu gánh.

Năm 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. Từ năm 16 tuổi, Thanh Nga trở thành một “ngôi sao sáng” của làng cải lương miền Nam nhờ hội tụ đầy đủ thanh sắc của một đào hát. Thanh Nga có chất giọng và phong cách diễn xuất được người trong nghề đánh giá là đặc biệt. Bà quyến rũ khán giả bằng giọng ca mùi mẫn, đầy cảm xúc, khi thanh thoát, khi day dứt cũng có lúc bi ai nhưng rất chân phương.

Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.

"Thanh Nga nổi tiếng, có lượng fan hùng hậu nhưng ở cô ấy không tỏ vẻ ngôi sao kiêu kỳ. Ai tiếp xúc với Thanh Nga cũng thấy phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng và hài hước. Đặc biệt, thái độ làm việc chuẩn mực của nữ nghệ sĩ, cô ấy đã không hẹn thì thôi, còn hẹn thì nhất định đến đúng giờ", nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu - người từng chụp nhiều ảnh chân dung và sân khấu của NSƯT Thanh Nga chia sẻ. 

{keywords}
Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.

Những năm 1960 - 1970, Thanh Nga được coi là “nữ hoàng” trên sân khấu cải lương miền Nam. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya.

Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương...

Ngoài cải lương, Thanh Nga tham gia phim ảnh nhiều là từ năm 1969, bà trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đại diện miền Nam tham dự Liên hoan phim Á châu tại Đài Bắc năm 1971, giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974 cũng tại Đài Bắc (Đài Loan) với vai cô gái Huế trong phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự Đại hội Điện ảnh Ấn Độ năm 1969. 

Hình ảnh của nghệ sĩ Thanh Nga vẫn còn lưu giữ trong những thước phim viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hong Kong (Trung Quốc). Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt nữ diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng, đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975).

{keywords}
'Nữ hoàng sân khấu' Thanh Nga: Xinh đẹp, tài năng và cái chết thương tâm

Hồng nhan bạc mệnh

Không chỉ nổi tiếng bởi tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực sân khấu, NSƯT Thanh Nga còn được nhiều người biết đến như một mỹ nhân của Sài Gòn. Gương mặt thanh tú, đôi mắt thu hút cùng nụ cười duyên dáng đã tạo nên một vẻ đẹp rất đặc biệt. Chính nét yêu kiều, quý phái này đã khiến bao người say mê.

NSƯT Thanh Nga từng được con một chủ tờ báo nổi tiếng ở Sài Gòn - Cậu Ba Thành vì say đắm mà đã đầu tư hơn về mặt hình ảnh cho bà bằng cách thuê hẳn một ê kip chuyên lăng xê cho đoàn hát. Cậu Ba Thành ngày đó còn có nhã ý tặng cho Thanh Nga cả một rạp hát mới xây, nhưng đã bị mẹ Thanh Nga từ chối.

Cất công theo đuổi là thế nhưng Thanh Nga chưa một lần để mắt đến chàng công tử hào hoa này. Vì đối với Thanh Nga, những cách thể hiện tình cảm bằng quyền lực, tiền bạc không bao giờ làm bà lay động.

{keywords}
Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.

Bà đến với đại uý Mẫn khi đã là tên tuổi chói sáng của sân khấu cải lương. Tháng 11/1967, Thanh Nga và Đại úy Mẫn tổ chức lễ cưới. Tiệc cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông, tình yêu của họ tưởng chừng như bất tận nhưng cuối cùng cũng 'đường ai nấy đi' vì đại uý Mẫn dính vòng lao lý.

Nghệ sĩ Thành Được sau khi chia tay nghệ sĩ Út Bạch Lan cũng từng say đắm Thanh Nga mà không được đáp lại. Ông đã đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để chinh phục cho bằng được Thanh Nga. Tuy nhiên khi hai người đã nên duyên thì Thành Được lại mải mê đuổi theo những hình bóng giai nhân khác – là nguyên nhân làm cho Thanh Nga quyết định rời xa ông để lập gia đình.

Cuộc đời Thanh Nga là một chuỗi nhưng thăng trầm trong chuyện tình yêu. Và dường như bến đỗ hạnh phúc đích thực dành cho bà xuất hiện khi bà gặp và lấy ông Phạm Duy Lân. Một mối tình có thể nói là định mệnh.

Dù trải qua nhiều mối tình và một cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng cuối cùng Thanh Nga cũng gặp được người đàn ông của đời mình. Phạm Duy Lân yêu thương vợ, đi đâu cũng tháp tùng, bên cạnh vợ 24/24. 

Cuộc tình của Thanh Nga và người chồng Phạm Duy Lân là cuộc tình định mệnh của đời bà. Sau khi kết hôn với Phạm Duy Lân, bà sinh được một con trai là Phạm Duy Hà Linh. Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc của họ lại khép lại bằng cái chết đầy bi kịch của cả hai vợ chồng do bị sát hại năm 1978.

Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Năm 1984, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu NSƯT. Năm 2015 tên bà được đặt cho một con đường thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM.

Trích đoạn 'Tiếng trống Mê Linh' Thanh Sang - Thanh Nga

Ngân An

‘Người đàn bà hát’ Lê Dung, tài sắc và đa đoan

‘Người đàn bà hát’ Lê Dung, tài sắc và đa đoan

Nhắc về Lê Dung hầu như rất hiếm chuyện “bếp núc” bên lề nhưng có quá nhiều chuyện kể về đóng góp của bà cho âm nhạc và giáo dục.