Trailer phim ‘Kẻ vô hình’:

{keywords}
‘Kẻ vô hình’ (tựa gốc: ‘The invisible man’) xoay quanh câu chuyện của cô gái mang tên Cecilia Kass (Elisabeth Moss thủ vai), sợ hãi trong mối quan hệ với người chồng - Adrian Griffin (Oliver Jackson-Cohen thủ vai) - một nhà khoa học tài năng và giàu có nhưng mắc chứng ái kỷ trầm trọng. Bị gò bó trong cuộc sống đầy kiểm soát và bạo lực, Cecilia lập kế hoạch trốn thoát khỏi Adrian. Tuy nhiên cơn ác mộng vẫn không kết thúc sau khi cô thành công trốn thoát, mặc dù Adrian không lâu sau đó, được xác nhận là đã chết do tự sát.

 

{keywords}
Có hướng triển khai hoàn toàn mới so với những bộ phim cùng thể loại ra rạp dạo gần đây, ‘Kẻ vô hình’ tạo được sức hút ngay từ khi vừa tung trailer chính thức. Không ma ám, không báo thù, câu chuyện về cuộc trốn chạy của Cecilia trước tên chồng mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ được kỳ vọng sẽ mang đến một làn gió mới trong danh sách phim kinh dị đã được khai thác gần như mọi ngóc ngách của mọi đề tài.

 

{keywords}

‘Kẻ vô hình’ thành công trong việc dẫn dắt cảm xúc và sự tò mò của người xem xuyên suốt những diễn biến trên phim. Không khí phim căng thẳng không phải do những màn hù doạ thông thường, mà do chính sự bất ngờ đến từ tính toán của từng nhân vật, cả Adrian lẫn nạn nhân của hắn là Cecilia.

 

{keywords}
Tuy nhiên, trái với tình huống phim đã được triển khai rất tốt, càng về sau kịch bản càng đuối dần, thắt nút nhưng không mở nút. Đây là lỗi căn bản nhất của một bộ phim tâm lý kinh dị. Nếu muốn xây dựng cú lật bất ngờ ở cuối phim, trước hết tất cả những tình huống xoay quanh nó phải được giải thích hợp lý. ‘Kẻ vô hình’ chưa làm được điều này.

 

{keywords}
Cách thức giả chết của Adrian, cách dẫn dụ người khác thế mạng, cách thức vận hành quang học để tạo nên những bộ quần áo tàng hình,… tất cả đều bị bỏ ngỏ không một lời giải thích.

 

{keywords}
Cảm giác khi xem ‘Kẻ vô hình’ cũng giống như xem phải một quyển truyện trinh thám mà kết truyện họ chỉ nêu tên hung thủ chứ không kèm theo bất kỳ lời giải thích nào. Tuy có hồi hộp gay cấn trong quá trình xem, nhưng những thắc mắc không được giải đáp sẽ là yếu điểm lớn mà không một diễn biến nào trước đó có thể cứu lại được.

 

{keywords}
Đấy là chưa kể đến loạt sạn không đáng có xuất hiện suốt phim: Cecilia tuy nói bị chồng dùng bạo lực để áp đặt suy nghĩ, nhưng trong quá trình trốn ra khỏi nhà cô không hề có dấu hiệu thương tích nào trên cơ thể, ngoại trừ sự diễn xuất nhập tâm của Elisabeth Moss có thể cho chúng ta thấy tinh thần nhân vật này đang bất ổn.

 

{keywords}
Cecilia bị buộc tội oan ngay giữa một nhà hàng sang trọng, chắc chắn có lắp camera an ninh. Không hiểu tại sao các vị cảnh sát trong phim lại quên kiểm tra mà vội vàng kết luận Cecilia là hung thủ?

 

{keywords}
Cửa nhà James Lanier (Aldis Hodge thủ vai) luôn ở trạng thái không khoá khó hiểu ngay cả khi chỉ có mỗi cô con gái Sydney (Storm Reid thủ vai) ở nhà, tạo điều kiện cho những kẻ thủ ác có thể đột nhập dễ dàng.

 

{keywords}
Những bộ quần áo tàng hình có thể dễ dàng được chế tạo, một cỗ máy trải qua nhiều năm nghiên cứu với những quy trình phức tạp có thể dễ dàng được vận hành bởi một người không hề biết gì về nó, hay sức mạnh vượt trội đến kì lạ của những ai khoác áo tàng hình – đều là những hạt sạn đáng chán trong phim.

 

{keywords}

‘Kẻ vô hình’ có cách mở đầu câu chuyện ấn tượng nhưng chưa được người viết kịch bản khai thác và giải quyết vấn đề triệt để. Đó là một sự đáng tiếc khi phim lẽ ra có thể hay hơn như thế nhiều lần.


Thanh Minh

Truy tìm phép thuật: Hài hước nhưng cảm động, sâu sắc

Truy tìm phép thuật: Hài hước nhưng cảm động, sâu sắc

- ‘Truy tìm phép thuật’ (tựa gốc: ‘Onward’) là một bộ phim hoạt hình mang tới nhiều bài học sâu sắc.