Buổi lễ có sự tham gia của Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Nhà thơ Hữu Thỉnh - Nguyên chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn VN.

Hòa thượng Thích Huyền Diệu là một nhà hoạt động xã hội, nhà bảo vệ môi sinh và là người đã xây dựng hai ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên Thánh địa Phật giáo Ấn Độ và Nepal. 

Cuốn sách là những câu chuyện kể của Thầy Huyền Diệu khi đặt chân lên đất Phật ở xứ Nepal. Từ những ngày đầu tiên là người nước ngoài đầu tiên được Đức Vua Nepal Birendra cấp đất xây chùa và lưu lại Lâm Tỳ Ni (Lumbini) - địa danh nơi cách đây hơn 2.600 năm Đức Phật giáng trần, thầy Huyền Diệu đã tình cờ đón hai con chim lạ đến cư trú trong ngôi An Việt Nam Phật Quốc Tự của mình. 

{keywords}
Mặc dù được xuất bản và tái bản nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên cuốn sách "Khi hồng hạc bay về" được ra mắt với sự tham dự và chia sẻ của Thầy Thích Huyền Diệu – tác giả cuốn sách.

Khi bắt tay vào tìm hiểu, liên hệ các tổ chức quốc tế để bảo vệ loài chim này, Thầy đã phát hiện ra đây là loài chim hồng hạc quý hiếm (sếu đầu đỏ) đang bị con người lẫn thú dữ đe dọa mạng sống. Nhờ những nỗ lực của Thầy và người dân địa phương, từ một đôi chim quý bay về, sau hơn 10 năm, bầy hồng hạc đã phát triển lên đến 44 con, và hiện giờ đã lên đến khoảng 300 con sống rải rác trong vùng Lâm Tỳ Ni. 

{keywords}
Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại buổi lễ tái bản sách "Khi hồng hạc bay về"

Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết cuốn sách được viết bởi "một người Việt Nam có đầy đủ bi - trí - dũng, đầy đủ tâm từ của nhà Phật, đủ tâm, trí tuệ, thông thái và sự dũng cảm". Qua cuốn sách, độc giả không chỉ hiểu thêm câu chuyện xây chùa tại Ấn Độ và Nepal mà thầy Huyền Diệu còn làm cầu, trường học, bệnh viện cho người dân địa phương được thụ hưởng.

P.Trần