Tony Wagner, chuyên gia giáo dục Đại học Harvard, mô tả công việc của mình là "một người đứng giữa hai bộ tộc thù địch" - một bên là thế giới giáo dục với một bên là thế giới kinh doanh. Bên thứ nhất dạy cho trẻ em của chúng ta và bên kia cung cấp cho chúng công ăn việc làm.

Tại thời điểm không còn những công việc lương cao đòi hỏi kỹ năng ở mức trung bình - điều đã duy trì tầng lớp trung lưu ở thế hệ trước, những công việc lương cao bây giờ đòi hỏi phải có kỹ năng xuất sắc.

{keywords}

Những công việc mà tầng lớp trung lưu đang làm hiện nay, nhiều người khác cũng có thể làm được. Những kỹ năng họ có trở nên lỗi thời nhanh hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao mục tiêu của giáo dục hiện nay là làm cho mỗi đứa trẻ không phải "sẵn sàng đi học" mà là "sẵn sàng sáng tạo" - sẵn sàng tạo thêm giá trị vào bất cứ thứ gì chúng làm.

Theo Wagner, kiến ​​thức ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng Internet, nên vấn đề quan trọng không phải là những gì bạn biết mà là bạn có thể làm gì với những gì mình biết. Năng lực sáng tạo - khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và những kỹ năng như giao tiếp, tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác quan trọng hơn nhiều so với kiến ​​thức học thuật.

Một trong những giám đốc điều hành nói với Wagner rằng "Chúng tôi có thể dạy cho nhân viên của mình những nội dung mới, nhưng không thể dạy cho họ cách phải nghĩ thế nào, cách đặt câu hỏi đúng và đưa ra sáng kiến."

Đối với thế hệ trước, để tìm một công việc khá dễ dàng. Tuy nhiên, ở thời điểm này, thay vì "tìm" thì con người cần phải "phát minh" ra công việc. Kể cả những người may mắn tìm thấy công việc cũng phải sẵn sàng tái tạo, đổi mới và sáng tạo.

Nhà báo Thomas Friedman (người viết cuốn "Thế giới phẳng") đã đặt một số câu hỏi cho Wagner.

- Vậy những người trẻ tuổi hôm nay cần phải biết những gì?

"Mỗi người trẻ tuổi sẽ tiếp tục cần có kiến ​​thức cơ bản" - ông nói. "Nhưng họ sẽ cần nhiều kỹ năng và quan trọng là phải có động lực. Trong số ba mục tiêu của giáo dục, động lực là điều quan trọng nhất. Những người trẻ tuổi nào tự bản thân biết tạo động lực cho mình, có được sự tò mò, kiên trì, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro sẽ học được kiến ​​thức và kỹ năng mới một cách liên tục."

- Trọng tâm của cải cách giáo dục hiện nay là gì?

"Chúng ta đang giảng dạy và kiểm tra những thứ mà hầu hết học sinh không quan tâm và không bao giờ cần. Thực tế là học sinh có thể Google và sẽ quên ngay sau kỳ thi. Cần phải tập trung nhiều hơn vào việc giảng dạy các kỹ năng và tinh thần học hỏi và dám tạo ra sự khác biệt đồng thời đưa những thứ tạo ra động lực nội tại vào lớp học như: vừa học vừa chơi, niềm đam mê và mục đích của việc học."

- Điều đó có nghĩa gì đối với những người làm công tác giáo dục?

Các giáo viên cần huấn luyện học sinh thực hiện xuất sắc những việc họ làm, và hiệu trưởng phải là nhà lãnh đạo hướng dẫn những người tạo ra văn hóa hợp tác cần thiết cho sáng tạo. Nhưng những gì được thử nghiệm là những gì được dạy, và vì vậy chúng ta cần thế hệ "Có trách nhiệm 2.0". Tất cả các học sinh nên tập hợp những gì đã làm ở trường vào hồ sơ của mình (portfolio), để cho nhà tuyển dụng thấy họ có các kỹ năng như tư duy phê phán và giao tiếp.

Cần xây dựng trường học như một phòng thí nghiệm là nơi sinh viên tốt nghiệp bằng cách hoàn thành các kỳ thi về kỹ năng, thay vì các kỳ thi kiểm tra trí nhớ.

Huyền Trần (Theo New York Times)