- Hướng dẫn chấm thi môn văn tốt nghiệp THPT 2013 ở câu hỏi nghị luận xã hội nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Tuy nhiên, không ít giáo viên tham gia chấm thi khẳng định sẽ rất hiếm bài làm “lệch lạc, tiêu cực”.

Dễ dãi, mơ hồ

{keywords}
Thísinh trước giờ làm bài thi môn văn tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Cho rằng câu hỏi văn tốt nghiệp khá thiết thực với đời sống, gợi mở tình yêu thươngvà đả phá thói vô cảm trong xã hội hiện nay nhưng  một giáo viên văn dạy THPT ở Hà Nội khẳngđịnh “đề còn nhiều điểm chưa đúng”.

“Thực tế Nam chỉ cứu được 4 em học sinh. Đây chính là nguyên nhân để Chủ tịch nước Trương Tấn Sang truy tặng huân chương dũng cảm cho em. Nhưng trong đề bài có trích dẫn lại ghi em lần lượt cứu ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. Như vậy là đề chưa chuẩn” – thầy giáo này phân tích.

Thầy giáo trên cũng lăn tăn về hướng dẫn chấm thi được Bộ GD-ĐT công bố, có ghi: “Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà vẫn hợp lí thì vẫn đượcchấp nhận. Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa".

Theo thầy: “Một bài văn trọn vẹn cần phải biết phân tích, lật lại vấn đề mới đượcđiểm tối đa. Nếu trò chỉ làm được một vài khía cạnh cơ bản mà cho điểm tối đa là quá dễ dãi”.

Khá nhiều giáo viên băn khoăn ở hướng dẫn chấm bài khi lưu ý giám khảo: “Không cho điểm bài văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực”. “Lệch lạc, tiêu cực ở đây là gì? Phải chăng nếu các em cho rằng em không hành động như Nam được vì không biết bơi thì có phải lệch lạc, không được điểm?”

Mộtsố ý kiến cho rằng đáng ra đáp án nên thay “bài làm” thành “ý” tức chỉ cho  đúng, không cho điểm những ý có suy nghĩ “lệch lạc, tiêu cực”. Nếu không, với giám khảo nghiêm khắc sẽ không cho điểm bài làm “lệch lạc, tiêu cực”.

Mở nhưng…phải trong khuôn khổ

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Mục đích của người ra đề là hướng trò đến hành động tốtt đẹp, vì mọi người. Nam đã không màng đến tính mạng đến cứu người là việc hành động cao đẹp và khuyến khích các em học tập nọi theo.

Nếu trò cho rằng hành động đó tầm thường, dại dột thì chứng tỏ bản thân thí sinh cónhững tư tưởng, suy nghĩ cũng như đạo đức lệch lạc. Một khi đã có những ý nghĩ trái với chuẩn mực đạo đức thì dù em đó có lập luận chặt chẽ đến đâu cũng chỉ là cách nghĩ và lối sống ích kỉ, bảo thủ. Tư do phải trong khuôn khổ chứ không thể để các em thích nói gì cũng được”.

Đồng quan điểm, một giáo viên văn trung học phổ thông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng: “Câu hỏi với mục đích tôn vinh hành động dũng cảm phi thường trước xã hội mà thói ích kỉ, vô cảm quá nhiều. Hành động quên mình cứu người của Nam cần được tôn vinh”.

Và rằng: “Không cho điểm bài văn lệch lạc, tiêu cực là đúng. Nhiều học sinh nói cần phải lượng sức mình. Nhưng đã lượng sức mình tôi tin chắc các em sẽ không hành động như Nam.

Có em cũng cho Nam là người dại dột rồi việc gia đình sẽ đau xót khi em sắp trở thành trụ cột,  là lao động chính trong gia đình…Bàn như vậy là không được. Đề bài mở nhưng cần phải hiểu mở ở mức độ nào”.

Bản thân thầy giáo này cho biết sẽ không cho điểm những ý này.

Hiếm bài “lệch lạc, tiêu cực”

Đến thời điểm 6/6 một số địa phương đã bắt tay vào công tác chấm thi. Tại Hà Nội, phải đến 7/6 các hội đồng chấm thi mới họp để thống nhất cách chấm.

Tuy nhiên, theo thầy giáo dạy văn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm: “Sẽ rất ít bài văn trò dám thể hiện thẳng thắn quan điểm từ đầu đến cuối không đồng tình với hành động của Nam. Sống chết tôi nghĩ các em vẫn phải viết để lấy điểm”.

Trên diễn đàn webtretho, nickname có tên emiuanhu là một giám khảo chấm văn tốt nghiệp năm nay chia sẻ: “Tất nhiên, là giám khảo cần phải chấm những ý các em nêu đúng như chuyện trang bị kĩ năng sống, việc dạy bơi lội,…. cho trò.

Thống kê (lượng em chấm) thì tầm 10 bài có đến 7-8 bài có ý kiến thế này: hành động của bạn Nam là đáng tuyên dương, nhưng em không biết liệu mình có thể học tập theo Nam được không, vì em còn có gia đình, có tương lai đang chờ đợi phía trước.

Một số bài có khuynh hướng "hứa": em xin hứa sẽ cố gắng rèn luyện bản thân, cụ thể là học bơi thật giỏi để tự cứu mình khỏi nguy hiểm và có cơ hộicứu người khác như Nam.

Lời hứa này hồn nhiên quá chừng, nhưng ai bắt hứa mà hứa cơ chứ, chắc một số thầy cô vẫn bắt học sinh mình phải hứa hẹn trong bài nghị luận xã hội.

Có một số (hiếm) bài có kiểu triết lý thế này: chính vì em biết mình không đủ can đảm hành động như Nam (dù em có biếtbơi đi nữa em cũng không dám hy sinh mạng sống của mình vì những người xa lạ),cho nên em lại càng cảm phục Nam hơn. Nếu có thể, em mong được một lần đến thắpcho Nam một nén nhang, nói với ba mẹ bạn ấy hãy tự hào vì có một người con nhưthế.

Em và giám khảo chấm cùng đều thống nhất chấm dựa trên cách diễn đạt, lập luận thôi. Báo cáo là em chưa thấy bài nào có thái độ tiêu cực, lệch lạc”.

  • Văn Chung