- 5 trường học và cơ sở giáo dục mà đề án dự kiến triển khai thí điểm mô hình giám sát thu chi tỏ ra khá dè dặt khi tiếp nhận cách làm mới mẻ này.

Dù lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội hi vọng đề án Hội đồng giám sát thu chi trường học làm tốt sẽ huy động được nguồn xã hội hóa giúp xây dựng trường học, nhưng....

{keywords}

Theo phương án thí điểm phụ huynh không chỉ là giám sát mà còn có quyền quyết định thu chi trong trường. (Ảnh minh họa).

Bà Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hoàng Mai (Hà Nội), đơn vị tham gia thí điểm đề án này cho rằng: “Phải làm thế nào để hiệu trưởng các trường nhận thức được rằng đây không phải tổ chức ngáng đường mà là một tổ chức tiếp sức cho họ huy động nguồn lực, tìm sự đồng thuận ở phụ huynh, minh bạch tài chính, nâng cao uy tín chất lượng cho trường học”.

Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định Nguyễn Quang Dương thẳng thắn: “Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động trong trường học hiện đã có đội ngũ thanh tra, giám sát riêng rồi Ban đại diện cha mẹ học sinh,…Tôi không rõ Hội đồng giám sát nhà trường mới này sẽ phát huy hiệu quả như thế nào”.

Ông Dương phân trần: “Thực tế hàng năm trường được ngân sách nhà nước rót gần 10 tỷ. Ngoài ra trường gần như không thu thêm khoản gì của học sinh. Vậy có cần một Hội đồng giám sát trường học nữa không?”

“Hơn nữa Hội đồng được lập ra với thành phần phần lớn thuộc các đoàn thể là người của địa phương để bảo vệ quyền lợi của học sinh trên địa bàn. Tuy nhiên học sinh của trường lại đến từ nhiều nơi khác nhau, số em là con em của phụ huynh trên địa bàn trường đóng không nhiều” – ông Dương cho biết thêm.

Hiệu trưởng Trường TH Giáp Bát Nguyễn Thị Xuân Đào và Hiệu trưởng Trường THCS Giáp Bát Nguyễn Đức Hiển đồng quan điểm, cách làm này còn nhiều điểm cần làm sáng rõ nên “trường chưa thể đưa ra ý kiến gì”.

Không thuộc diện các đơn vị thí điểm, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho rằng: “Cần thời gian thí điểm để đánh giá hiệu quả của đề án”.

Tuy nhiên theo PGS: “Hiện chúng ta có Ban đại diên cha mẹ học sinh, thanh tra nhà trường, thanh tra phòng giáo dục rồi của ngành, HĐND các cấp,…Những vấn đề thu chi của trường họ nắm được cả, chỉ có điều xử lí hay xuề xòa bỏ qua cho nhau. Chỉ cần phát huy vai trò, trách nhiệm của những người này thì không cần đến vai trò Hội đồng giám sát thu chi nhà trường nữa.

Hơn thế, đặt vấn đề Hội đồng hoạt động tự nguyện liệu sự tham gia của các thành viên có hết lòng với trách nhiệm của mình?”

Chủ tịch hội, TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết: thành phần của Hội đồng bao gồm phụ huynh và đại diện các ban ngành địa phương nơi trường hoạt động: Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội khuyến học...Họ là những người có tâm huyết với giáo dục, có kiến thức về tài chính và sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Hội đồng được quyền cùng bàn bạc với Ban giám hiệu trường học, Hội phụ huynh về các khoản cần đóng góp; mức đóng góp từng khoản; việc chi bổ sung cho các hoạt động của trường… Sau khi thống nhất, Hội đồng được quyền giám sát thực hiện thoả thuận của nhà trường.

Trong tháng 10 tới, Hội đồng sẽ được làm thí điểm ở 5 trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội).

  • Văn Chung