- 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng ở Quảng Nam thi tuyển viên chức nhưng chỉ có 6 người trúng tuyển. Số còn lại có nguy cơ phải rời bục giảng.

Điểm thi cao nhất vẫn trượt

VietNamNet nhận được phản ánh của nhiều giáo viên hợp đồng ở Quảng Nam về nguy cơ mất việc dù đã công tác lâu năm tại các trường THPT.

Cụ thể, nhằm bổ sung biên chế cho các trường THPT và Phổ thông Dân tộc nội trú, Sở GD-ĐT Quảng Nam cho 110 giáo viên hợp đồng trên 36 tháng (trả lương theo tiết học) xét tuyển đặc cách vào biên chế theo hình thức xét tuyển cạnh tranh.

{keywords}
Hơn 100 giáo viên hợp đồng lâu năm ở Quảng Nam cầu cứu vì nguy cơ mất việc

Với kiểu xét này, các giáo viên dù có thâm niên dạy hợp đồng cũng không được đặc cách, phải thi tuyển cạnh tranh với các sinh viên vừa ra trường, hoặc những người không có bằng sư phạm chính quy. 

Tổng cộng có 1.077 người thi tuyển đợt này cho 110 chỉ tiêu biên chế còn thiếu. Trong số đó, 110 giáo viên hợp đồng nói trên sẽ thi tuyển cho 22 biên chế.

Tuy nhiên sau kỳ thi tuyển hình thức xét tuyển cạnh tranh, chỉ có 6 người trúng tuyển. Hơn 100 giáo viên hợp đồng đứng trước nguy cơ mất việc bởi không đủ điểm.

Anh Trần Đình Zét (SN 1987, quê huyện Núi Thành) cho biết đã giảng dạy tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Tiên Phước) 6 năm nay. 

Anh Zét dạy môn Hóa, từng tham gia bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi, trong đó có 2 em đạt giải Nhất môn Hóa toàn tỉnh Quảng Nam. Mỗi tuần anh dạy từ 10 đến 15 tiết.

Trong kỳ thi tuyển vừa qua, anh Zét đạt 99/100 điểm, cao nhất ở bộ môn Hóa nhưng vẫn không có cơ hội trúng tuyển. Lý do là tỉnh tính điểm xét tuyển của Sở.

Anh Zét cho biết, điểm được tính như sau: điểm thi môn giảng dạy nhân đôi + điểm luận văn tốt nghiệp đại học + điểm kết quả học tập đại học.

“Sở chưa công bố kết quả chính thức nhưng nhìn vảo bảng xếp hạng tổng điểm thì chúng tôi biết mình trượt rồi” - anh Zét nói và cho biết trong số hơn 100 người trượt, lý do chủ yếu là điểm luận văn tốt nghiệp thấp.

“Chúng tôi thấy vô lý vì luận văn tốt nghiệp chỉ tính tương đương một môn học ở đại học, không thể xếp ngang hàng với điểm kết quả học tập hoặc điểm thi được”.

Trước nguy cơ mất việc, hàng chục giáo viên hợp đồng đã cùng kiến nghị Sở GD-ĐT xem xét.

“6 năm qua ngày nào tôi cũng vượt quãng đường 100km cả đi và về để đến Tiên Phước giảng dạy. Số tiền hợp đồng còn nuôi vợ và con nhỏ. Suốt quá trình công tác chúng tôi đều cố gắng hoàn thành công việc, chờ đến ngày được xét tuyển đặc cách. Nhưng nay lại chuẩn bị mất việc” - anh Zét buồn bã.

Cống hiến lâu năm vẫn có thể mất việc

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, cho biết các giáo viên hợp đồng có thời gian cống hiến lâu năm vẫn có thể mất việc. Lý do là các giáo viên này chỉ dạy hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội nên không thể áp dụng hình thức xét tuyển đặc cách.

Theo ông Quốc, vì không được xét đặc cách vào hợp đồng biên chế, tỉnh Quảng Nam quyết định cho 110 giáo viên này xét tuyển cạnh tranh.

Ông Hà Thanh Quốc cho biết đã trực tiếp gặp và lắng nghe những thắc mắc của giáo viên. 

“Chúng tôi sẽ xem xét đề xuất cấp trên tìm cách tạo điều kiện cho tất cả được dự thi vào những kỳ thi tuyển tiếp theo, sau khi đã cân đối chỉ tiêu ở các trường” - ông Quốc nói.

Tuy nhiên, theo anh Zét, các giáo viên đều thấp thỏm bởi trượt biên chế đồng nghĩ với việc rời bỏ bục giảng.

“Khi tỉnh đã tuyển đủ biên chế thì không còn chỗ cho giáo viên hợp đồng làm việc nữa” - anh Zét lo lắng bày tỏ.

Gần 400 giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc

Gần 400 giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc

Mới đây, UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã ra thông báo về việc dừng không ký lại hợp đồng lao động khiến gần 400 giáo viên đang công tác tại nhiều trường học trên địa bàn như “ngồi trên đống lửa”.

Tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn

Tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn

Đó là thông tin được Sở GD-ĐT nêu lên tại hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011-2016.

Điều chuyển 27.000 giáo viên dôi dư: "Đừng giải theo cách số học"

Điều chuyển 27.000 giáo viên dôi dư: "Đừng giải theo cách số học"

Cần tập trung vào dạy kỹ năng thực hành cho giáo viên mầm non hơn là áp dụng khung chương trình văn bằng 2 chung cho tất cả các đối tượng.

Cao Thái