Các nhà nghiên cứu tại Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu – một tổ chức phi chính phủ ở Texas (Mỹ) vừa phát hiện ra loài cheo cheo lưng bạc ở thành phố biển Nha Trang (Việt Nam).
Đây là lần đầu tiên người ta chụp được ảnh cheo cheo lưng bạc tại Việt Nam sau gần 30 năm. Lần cuối cùng hình ảnh loài này được ghi nhận là vào năm 1990, khi một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nga thu được xác con cheo cheo lưng bạc từ một người thợ săn.
Đây là lần đầu tiên người ta chụp được ảnh cheo cheo lưng bạc tại Việt Nam sau gần 3 thập niên.
Nhà khoa học An Nguyễn - nhà nghiên cứu sinh vật học Việt Nam tại tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (GWC) cho biết, họ đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi kiểm tra “bẫy camera” và thấy những bức ảnh của cheo cheo lưng bạc.
“Tưởng chừng loài này chỉ còn trong tưởng tượng của chúng ta. Phát hiện ra cheo cheo lưng bạc là bước đầu tiên để đảm bảo rằng chúng ta không mất đi loài này một lần nữa và chúng tôi đang nhanh chóng tìm cách để bảo vệ chúng tốt nhất”, ông nói.
Các nhà khoa học cho rằng loài vật bé nhỏ hiện đang nằm trong danh sách 25 loài mất tích được tìm kiếm nhiều nhất của GWC đã trở thành nạn nhân của việc buôn bán động vật hoang dã trái phép và đã biến mất trong tự nhiên.
Những phát hiện này được báo cáo trong Tạp chí Sinh thái học và Tiến hóa (Nature Ecology and Evolution), đã tiếp tục gióng lời kêu gọi mạnh mẽ cho hành động nhanh chóng bảo vệ những gì còn sót lại của tự nhiên.
Ưu tiên hàng đầu là phải giảm thiểu tối đa việc bẫy động vật cho mục đích buôn bán động vật hoang dã.
"Chúng tôi đang nhanh chóng tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ nó”, nhà khoa học An Nguyễn nói.
Trường Giang (Theo NPR, CNN)
Xác ướp mèo Ai Cập cổ đại có 3 đuôi, 5 chân sau
Một xác ướp mèo Ai Cập 2500 tuổi lần đầu tiên được “mổ xẻ” bằng kỹ thuật số. Các nhà nghiên cứu đã bị sốc khi phát hiện ra những gì bên trong.