Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong năm 2022, các phương thức tuyển sinh của trường vẫn giữ ổn định như năm trước, gồm 3 phương thức: Xét hồ sơ tài năng dành cho các em có thành tích học tập nhất định, các trường có tính chất đặc thù như trường chuyên, có các giải từ cấp tỉnh/thành phố trở lên; có chứng chỉ/ điểm thi theo hệ thống quốc tế như SAT/A Level.

Ngoài ra, Bách khoa tiếp tục xét tuyển theo phương thức thi tốt nghiệp THPT nhưng với tỷ lệ hạn chế hơn. Ông Điền cho biết, trường sẽ không bỏ phương án này, bởi đây là phương án giúp cho thí sinh, đặc biệt là thí sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận được quá trình xét tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội và một số ngành, nghề.

Một điểm mới của phương thức tuyển sinh năm tới là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ ưu tiên tỷ lệ tuyển sinh cho kỳ thi riêng - kỳ thi đánh giá tư duy.

“Năm 2022, kỳ thi được mở rộng, chuẩn bị kỹ lưỡng về cấu trúc đề thi cùng các điều kiện tổ chức. Kết quả bài thi đánh giá tư duy được dùng riêng và tăng chỉ tiêu lên rất mạnh, chiếm đến 60 – 70% trong tổng số 7.500 chỉ tiêu”, ông Điền cho biết.

Chia sẻ cụ thể hơn về kỳ thi, theo PGS Điền, kỳ thi tư duy được thiết kế với các môn bắt buộc như Toán và Đọc hiểu theo format đã được tổ chức vào năm 2020. Năm nay, trường đưa thêm môn Khoa học tự nhiên bao gồm Lý – Hóa – Sinh và lấy một đầu điểm.

Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

{keywords}

Cấu trúc bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội

Cũng theo ông Điền, môn Toán có một phần liên quan đến tự luận để đánh giá xem các em có thể trình bày phương pháp giải, quy trình giải Toán một cách logic, rành mạch. 

Việc thiết kế môn Đọc hiểu, môn Khoa học tự nhiên đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền tảng tốt, mặc dù đề thi được thiết kế trong khuôn khổ các kiến thức được học trong bậc phổ thông nhưng tính phân loại thí sinh khá – giỏi chắc chắn sẽ cao hơn đề thi THPT những năm gần đây. Đây là yếu tổ đảm bảo chất lượng “đầu vào” của Bách khoa Hà Nội. 

Cấu trúc đề thi không khuyến khích học tủ, học lệch, học thêm. Chúng tôi đã lên kế hoạch tổ chức thi thử online (ít nhất là 2 đợt)”, ông Điền thông tin. 

Theo dự kiến, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 diễn ra trong một ngày, sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc một tuần. Kỳ thi được tổ chức tại 4 địa điểm gồm Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm), Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị điều phối, chủ trì tổ chức hai buổi thi thử online trên hệ thống tổ chức thi với cam kết mức độ khó, phân loại học sinh tương đương đề thi thật. Lịch thi thử dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021 và tháng 3/2022 để thí sinh làm quen với đề và có kế hoạch học ôn.

Kết quả từ kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được nhập lên hệ thống của Bộ GD-ĐT, lưu lại giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT, được xét đồng thời với các nguyện vọng khác. Do đó, kỳ thi tư duy cung cấp dữ liệu để xét tuyển đại học như một phương thức riêng biệt. 

Thúy Nga

7 đại học dùng điểm thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội để xét tuyển

7 đại học dùng điểm thi đánh giá tư duy của Bách khoa Hà Nội để xét tuyển

Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022, nhiều trường sẽ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì để xét tuyển.