Đỗ Nguyên Giác sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, hiện là học sinh lớp 10 ở Singapore. Nam sinh chia sẻ, bản thân thuận lợi hơn khi ôn thi SAT nhờ được tiếp xúc tiếng Anh từ nhỏ. Ước mơ sang Mỹ du học từ sớm, cậu bắt đầu tìm hiểu về bài thi SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ) từ năm lớp 7.

“Em nghĩ nên có kế hoạch ôn luyện lâu dài, kiên trì học mỗi ngày một ít để có kiến thức nền tốt và bồi đắp phản xạ, kỹ năng chắc chắn để tạo tâm lý tự tin khi đi thi. Em chia thành hai giai đoạn: làm quen và luyện đề”, Giác chia sẻ.

Giác chăm chỉ tích lũy, thường xuyên luyện phản xạ tiếng Anh bằng cách xem các chương trình, đọc tin tức, tiểu thuyết bằng tiếng Anh. Sau đó mới bước vào giai đoạn đầu, làm quen với bố cục bài thi SAT và chọn chiến thuật phù hợp theo mức điểm.

{keywords}
Nguyên Giác đã đạt điểm SAT ấn tượng 1580/1600 (trong đó Math: 800; Evidence-Based Reading and Writing: 780) trong lần thi thứ 2. Trước đó, em đạt 1520/1600 điểm SAT trong lần đầu và TOEFL 110/120

Theo Giác, ở mức dưới 1400/1600 nên chọn phần dễ làm trong đề để làm quen với dạng bài, nắm được câu hỏi này nên trả lời như thế nào, học cấu trúc của đề ra sao. Đồng thời tập trung phát triển kỹ năng Viết (Writing) thật tốt.

Sau khi có khả năng đạt được mức điểm khoảng 1450 trở lên sẽ bắt đầu luyện tập làm đề. Giác chọn đề theo mức độ từ dễ tới khó để tránh bị nản và căn thời gian làm giống như thi thật. Trong giai đoạn này, nam sinh tập trung vào kỹ năng Đọc (Reading).

“Khi làm đề, em thường chọn những đề có mức độ khó hơn để khi thi thật không bị ngợp. Một lần chưa hiểu thì em làm đi làm lại nhiều lần, không thấy khó mà dừng" - Giác nói.

Cuối cùng trước khi bước vào phòng thi SAT, Giác nhấn mạnh hãy chuẩn bị tâm lý thoải, tự tin và để ý phân chia thời gian hợp lý, sử dụng linh hoạt các kỹ năng sẽ đạt được mục tiêu.

Kinh nghiệm làm bài thi SAT hiệu quả

Đối với phần Đọc (Reading) diễn ra trong 65 phút với 52 câu trắc nghiệm gồm nhiều chủ đề từ văn hoá đến chính trị,.., Giác cho rằng cần có bộ kỹ năng riêng, học cách phân tích đề bài và chọn đáp án phù hợp.

Nam sinh cho hay, với phần Đọc trong bài thi SAT, em làm theo trình tự: Đầu tiên là đọc lướt (Skimming) tìm các bằng chứng trong câu, rồi nắm ý từng đoạn và bao quát tìm được ý chính; Đối với bài đọc dễ hiểu thì sẽ đọc toàn bộ bài rồi mới bắt đầu trả lời câu hỏi chính. Nên làm câu dễ hiểu trước, câu chính hỏi chủ đề cả bài làm cuối cùng.

“Riêng những bài dài có chủ đề khó quá em sẽ đọc lướt và đi vào trả lời câu hỏi luôn. Bởi nếu chăm chú vào đọc những bài đó sẽ bị cuốn theo, dễ khiến mình bị rối, mất tự tin.”

Theo Giác, một số lỗi sai các bạn hay gặp phải trong phần này là đọc và suy nghĩ quá sâu khiến bài trở nên khó hiểu, phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý khi thi. Trong lúc đọc bài không nên gạch chân quá nhiều tránh gây nhiễu làm mất tập trung. Ngoài ra, đọc câu hỏi phải nắm ý cần tìm, tránh bị đánh lừa bởi những câu hỏi mẹo.

Phần Viết (Writing & Language), có 44 câu trắc nghiệm làm trong 35 phút về nhiều chủ đề như lịch sử, xã hội học, khoa học,… Giác đánh giá đây là phần dễ ghi điểm nếu biết cách làm. Tuy nhiên phải chú ý vì thời gian làm bài ngắn, cần có phản xạ tốt khi chọn đáp án.

“Em thường xem, đọc các tài liệu tiếng Anh và chăm chỉ luyện đề. Chính vì vậy, các kiến thức “ngấm” một cách tự nhiên, tạo phản xạ tốt. Khi đọc câu hỏi sẽ chọn được ngay đáp án, tiết kiệm thời gian đáng kể”, Giác kể. 

Theo nam sinh này, lỗi sai thường gặp ở phần Viết của bài thi SAT mà mọi người thườn gặp là không nắm được ý bao quát của bài. Vì thế dễ bị lúng túng, mất thời gian nếu gặp câu hỏi có nhiều từ chuyên ngành, học thuật khó hiểu.

Phần Toán (Math) trong bài thi SAT làm trong 80 phút, gồm 58 câu trắc nghiệm - tự luận và có các dạng về số lượng, hình học, xác suất,… Nam sinh cho biết kiến thức phần thi này khá cơ bản, liên quan nhiều đến chương trình học tại bậc THPT, cần có vốn từ chắc chắn để hiểu yêu cầu của bài.  

“Trước đó em từng học chương trình Cambridge High nên khi đi thi phần toán em làm khá tốt, không gặp nhiều khó khăn khi tính toán để tìm các đáp số”.

Giáp còn cho rằng chuẩn bị vốn từ vựng và tâm lý thi khá quan trọng. Số lượng từ vựng ôn thi SAT mức độ khó nhiều hơn, liên quan đến nhiều chủ đề rộng và có các thuật ngữ chuyên ngành. 

“Mình không thể học thuộc hay nhớ được hàng trăm từ trong một lúc. Khi gặp từ mới em sẽ không tra từ điển mà luyện khả năng đoán nghĩa của từ. Nhờ vậy lúc thi thật gặp từ mới em vẫn đoán được nghĩa của từ”. 

Một số tài liệu ôn thi SAT giúp nam sinh đạt 1580/1600 điểm là: Barron’s New SAT 28th Edition; Petersons' Master the New SAT, 2016; The Official SAT Study Guide by College Board, 2018; Prep Black Book; 8 Practice Tests for the SAT, 2017 by Kaplan;… Ngoài ra, nam sinh còn lấy đề thi trên các trang ôn SAT và  từ thầy cô để luyện.

Ngọc Linh

Chiến thuật giành 9.0 IELTS ở 2 kĩ năng của nam sinh Huế

Chiến thuật giành 9.0 IELTS ở 2 kĩ năng của nam sinh Huế

Nguyễn Lê Đăng Khoa (SN 2003) là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Năm lớp 12, Khoa từng đạt 8.5 IELTS ngay lần đầu thi, trong đó có hai kỹ năng Reading và Listening đạt điểm tuyệt đối.