Câu 1: Cây cầu du lịch nổi tiếng nào tại Việt Nam từng được đặt theo tên của một Thủ tướng Pháp?

A. Cầu Long Biên

B. Cầu Trường Tiền

Đáp án: Trong thời gian thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, họ đã cho xây dựng nhiều cây cầu để tiện giao thông trên mảnh đất thuộc địa, ví dụ điển hình là cầu Long Biên. Tuy nhiên, Trường Tiền mới là cây cầu từng được Pháp đặt theo tên của một vị thủ tướng của họ. Trong giai đoạn từ 1919 đến 1945, cầu Trường Tiền có tên “Clemenceau”.

C. Cầu Sài Gòn

D. Cầu Thạch Hãn

 

Câu 2: “Thương anh em cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Phá Tam Giang là một nơi hiểm địa, trắc trở xưa kia, nay đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Từ “phá” ở đây nhằm chỉ cái gì?

A. Đầm nước

Đáp án: Phá là những đầm nước cửa sông nằm gần biển. Phá Tam Giang có diện tích khoảng 52km2, trải dài khoảng 24km từ Sông Ô Lâu đến Sông Hương. Ngày xưa, ai lên kinh thành Huế cũng đều phải vượt phá này. Tuy là đầm nước nhưng phá Tam Giang có những vùng nước xoáy, sóng to gió lớn không thua gì sông, biển, khiến nhiều thuyền bè bị lật đắm tại đây. Ngày nay, phá Tam Giang đã phát triển thành một khu khai thác thủy hải sản và cũng là khu du lịch nổi tiếng tại Huế.

B. Sông

C. Biển

D. Kênh rạch

 

Câu 3: Hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất Việt Nam đủ để một chiếc boeing 747 bay lọt qua nằm ở tỉnh nào?

A. Lào Cai

B. Ninh Bình

C. Quảng Bình

Đáp án: Sơn Đoòng (Quảng Bình) là một hang động đá vôi không chỉ lớn nhất Việt Nam, mà còn là hang động lớn nhất thế giới được kỷ lục Guiness ghi nhận. Lối đi chính của hang Sơn Đoòng dài 5km, cao 200m và rộng 150m. Thể tích trong hang có thể chứa được một khu dân cư của thành phố New York, bao gồm cả những tòa nhà chọc trời, đồng thời đủ lớn để một chiếc boeing 747 bay lọt qua mà 2 cánh của nó không gặp nguy hiểm gì.

D. Sơn La

 

Câu 4: Thành phố du lịch biển nào của Việt Nam từng được ghi nhận có lần hoạt động của núi lửa gần nhất?

A. Nha Trang

B. Vũng Tàu

C. Phan Thiết

Đáp án: Việt Nam không phải là nơi hoạt động mạnh của các núi lửa trẻ như ở Indonesia hay Phillippines. Lần phun trào núi lửa gần nhất tại Việt Nam cách đây chưa đầy 100 năm, vào tháng 2/1923. Thủy thủ trên tàu Vacasamaru, Nhật Bản đã thấy ngoài khơi Phan Thiết xuất hiện đám khói đen cùng với cột hơi nước bốc cao hơn 2 cây số, kèm những tiếng nổ rất mạnh. Kết quả, cuộc phun trào đã tạo ra một hòn đảo từ tro bụi núi lửa, được người dân đặt tên là Hòn Tro.

D. Quảng Ninh

 

Câu 5: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Lũy Thầy, một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng tại Quảng Bình từng gắn liền với cuộc chiến khốc liệt nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Kháng chiến chống Pháp

B. Trịnh - Nguyễn phân tranh

Đáp án: Lũy Thầy (hay còn gọi lũy Đào Duy Từ) là một hệ thống thành lũy hùng vĩ nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lũy này vốn không được xây dựng để chống giặc ngoại xâm. Lũy Thầy có vai trò là ranh giới phân biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài trong cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm. Rất nhiều xương máu người Việt đã đổ xuống tại Lũy Thầy trong cuộc chiến “nồi da nấu thịt” này. Ngày nay, những di tích còn lại của Lũy Thầy là một phần trong quần thể du lịch văn hóa tại Đồng Hới, Quảng Bình.

C. Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn

D. Chiến tranh Việt - Chiêm

Thời Vũ

Ngôi chùa nào ở Việt Nam được xem là có một không hai trên thế giới?

Ngôi chùa nào ở Việt Nam được xem là có một không hai trên thế giới?

Nhiều ngôi chùa cổ ở Việt Nam sở hữu những "kỷ lục" vô cùng đặc biệt.