Học viện CNTT Intek - trường học không giảng viên, không bục giảng, sách vở, chuyên đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao, đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ nhận được mức lương từ 1.200 đô/tháng (tương đương 28 triệu đồng) trở lên.

{keywords}
(Từ trái sang phải) Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp Hội Internet Việt Nam, Ông Maurice Nguyễn – Chủ tịch Học viện Intek, Ông Bertrand Lortholary – Đại Sứ Quán Pháp, Ông Tindaro Danze – Phó chủ tịch Siemens Việt Nam.

Trường học phá vỡ mọi quy tắc truyền thống

Vừa được khai giảng vào hồi đầu tuần, học viện CNTT Intek đã mang đến một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, phá vỡ mọi quy tắc giảng dạy truyền thống. Tại đây, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng bằng cách chơi game hoặc “lăn lộn” vào môi trường làm việc thực tế, được chọn các đề tài dự án, chẳng hạn như vào vị trí một của một kỹ sư phần mềm để thiết kế nên một trang web hoặc một trò chơi máy tính. Công việc của họ là phải hoàn thành dự án thông qua sử dụng các nguồn tài nguyên miễn phí, sẵn có trên Internet và kho tài liệu, chia sẻ mà nhà trường cung cấp. Những giảng viên sẽ đóng vai trò như người tham vấn, người đồng hành hướng dẫn học viên giải quyết vấn đề trong dự án của chính họ.

Phương pháp học tập của nơi này sẽ bù đắp được những nhược điểm trong hệ thống giáo dục truyền thống - vốn biến sinh viên thành các đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động -  đó chính là học cách thích nghi với sự thay đổi và hoàn thiện các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý công việc, làm việc nhóm…

Trong buổi chia sẻ với báo giới, ông Phan Chính, Giám đốc điều hành và là nhà sáng lập Intek Việt Nam cho biết: “Với sự phát triển nhanh chóng đến từng ngày từng giờ như hiện nay của CNTT, chúng ta không thể đem kiến thức của ngày hôm nay để dạy cho các em. Vì một phần mềm hay một chương trình tối tân của hiện tại rất có thể đã trở thành quá khứ lỗi thời của 1, 2 năm sau. Vậy nên chúng ta hãy dạy các em cách tạo nên những phần mềm của riêng mình, tạo nên những chương trình quyết định tương lai hoặc ít nhất, cũng là dạy cho các em cách thích nghi với sự phát triển, thay đổi đó”.

{keywords}
Không gian lớp học không giảng viên

Học không vì bằng cấp, học vì một tương lai vững chắc và tươi sáng

{keywords}
Ông Phan Chính (áo trắng) cùng học sinh của học viện Intek

Ông Phan Chính, Giám đốc điều hành Học viện INTEK cũng chia sẻ thêm, Intek không muốn trao tặng cho các em học viên một tấm bằng đẹp đẽ để treo lên tường mà muốn cung cấp cho học viên cơ hội trở thành nguồn nhân lực mà các công ty phải săn lùng, tìm kiếm, có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp, đảm bảo tương lai và công việc sau khi ra trường.  Đây cũng chính là cơ sở để Học viện INTEK cam kết việc làm với mức lương từ 1.200 USD/tháng sau khi ra trường đối với những học viên tốt nghiệp loại B+ (tương đương học lực Khá).

Ở năm học đầu tiên này, Intek đã chọn được 34 học viên từ 1.200 hồ sơ đăng ký tham gia một kỳ thi kéo dài 2 tuần và toàn bộ số học viên này đều được nhận học bổng 100%. Ở năm học thứ 2, học phí là 175 triệu đồng. Thời gian theo học dự kiến của mỗi học viên là 2.5 năm. Trong đó, ở mỗi năm học, học viên sẽ có các kỳ thực tập khác nhau ở các công ty công nghệ hàng đầu, kỳ thực tập ngắn nhất là 4 tháng.

Với mong muốn các sinh viên đam mê lĩnh vực CNTT đều có thể tham gia học mà không lo lắng nhiều về vấn đề tài chính, trường Intek đã và đang hợp tác với các doanh nghiệp và ngân hàng để xây dựng các gói tài trợ học bổng hoặc hỗ trợ tài chính. Theo đó, học viên có thể nhận học bổng từ doanh nghiệp và cam kết làm việc cho doanh nghiệp đó trong 1 khoảng thời gian nhất định sau khi ra trường hoặc được ngân hàng hàng hỗ trợ những khoản vay để sau khi tốt nghiệp, họ mới phải bắt đầu trả học phí.

Mô hình đào tạo đặc biệt này đã chứng minh được kết quả xuất sắc và được công nhận ở Pháp và Mỹ. Chính vì vậy, khi mô hình này được Intek áp dụng tại Việt Nam, nó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, cả những công ty hàng đầu thế giới như Dirox, IpSip Group, LinkByNet, Bosch, Siemens, VietJet, FPT Software, KMS Technology… và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ như  Amaris, Osam hoặc Topica…

 Ngọc Minh