Việc áp dụng chuẩn nghề của Anh nằm trong sự thảo thuận hợp tác của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Pearson Education và EMG Education.

Theo đó, thỏa thuận hợp tác này bao gồm khung BTEC (khung giáo dục nghề nghiệp chuẩn  Vương quốc Anh), phối hợp đào tạo giáo viên cho mảng giáo dục nghề nghiệp (giảng dạy các chương trình nghề bằng tiếng Anh, kết hợp đưa chuẩn khảo thí tiếng Anh của Pearson vào các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc quản lý của Sở LĐ-TB&XH, đẩy mạnh hợp tác giữa các trường của Anh và Việt Nam).

{keywords}
(Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng)

BTEC là tên viết tắt của Hội đồng Giáo dục Thương mại và Kỹ thuật Anh (Business & Technical Education Council) - hội đồng nghề của Chính phủ Anh do cựu Thủ tướng Magarett Thatcher thành lập năm 1973 theo chính sách Giấy trắng của Chính phủ Anh nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, khủng hoảng lao động lành nghề.

BTEC cũng là tên gọi của chương trình đào tạo nghề quốc gia Anh, với nhiều cấp độ/bậc nghề tương ứng từ trung học nghề đến sau đại học và có tính tương thích, liên thông với hệ giáo dục hàn lâm từ trung học đến thạc sỹ.

BTEC là chương trình đào tạo nghề nằm trong khung nghề quốc gia Anh (UK Framework) với các đầy đủ chuyên ngành đào tạo từ khoa học cơ bản, kinh doanh & quản lý, xã hội, công nghệ…

Triết lý đào tạo của BTEC có tính ứng dụng cao, tập trung vào khả năng áp dụng kiến thức thông qua hệ thống khảo thí, đánh giá người học hết sức thực tiễn. Chương trình được phát triển bởi các hội đồng nghề quốc gia, dựa trên các dự báo kỹ năng, nghề nghiệp, chuyển hóa lực lượng lao động gồm cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế quốc gia.

Chương trình BTEC tại tất cả các bậc đều có chung hệ thống đánh giá người học, có chuẩn đầu ra rõ ràng cho mỗi môn học với hệ số ứng dựng, thực hành là 100% và không có bài thi lý thuyết.

Từ năm 2005, Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương Binh & Xã hội đã công nhận BTEC. Hiện chương trình đang được giảng dạy ở một số trường ĐH trong nước.

L.Huyền