Cụ thể, các ngành tuyển sinh gồm: (1) Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; (2) Mỹ học; (3) Chủ nghĩa xã hội khoa học; (4) Tôn giáo học; (5) Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; (6) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; (7) Kinh tế chính trị; (8) Kinh tế phát triển; (9) Quản lý kinh tế; (10) Chính trị học; (11) Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; (12) Hồ Chí Minh học; (13) Xã hội học; (14) Văn hóa học; (15) Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 là 150 chỉ tiêu.

Về hình thức và thời gian đào tạo, với hệ chính quy tập trung sẽ là 36 tháng đối với người có bằng thạc sĩ; 48 tháng đối với người có bằng đại học.

Với hệ chính quy không tập trung, thời gian đào tạo sẽ là 48 tháng đối với người có bằng thạc sĩ và 60 tháng đối với người có bằng đại học.

Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, dự kiến vào tháng 10/2021.

{keywords}
Ảnh: Thanh Hùng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận hồ sơ xét tuyển đến hết ngày 15/9/2021 tại địa chỉ: Tầng 9 Nhà A17, Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 419 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Học viện không nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện; không hoàn trả hồ sơ sau khi nộp. Kinh phí xét tuyển là 2 triệu đồng/ứng viên. Sau khi xét duyệt hồ sơ, Học viện sẽ thông báo cụ thể đến từng ứng viên.

Thanh Hùng

Những tiến sĩ 'Tây học' đầu tiên của Việt Nam

Những tiến sĩ 'Tây học' đầu tiên của Việt Nam

Người đỗ hai bằng tiến sĩ vào năm 23 tuổi, người là tiến sĩ khoa học đầu tiên của Việt Nam, người là nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam có công trình ở tầm quốc tế...