Có lịch sử 300 năm, làng nghề Tương Bình Hiệp, Binh Dương nổi tiếng khắp nước, là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật. Với sự tinh xảo, thanh thoát, sản phẩm của làng nghề Tương Bình Hiệp có chỗ đứng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên trước thay đổi của kinh tế thị trường và sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm nhập ngoại, sơn mài không còn vị trí độc tôn tranh, ảnh.

{keywords}
Làng nghề (Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng)

“Năm 2001 làng nghề có 1840 hộ tham gia sản xuất với 3.860 lao động thì tới năm 2018 chỉ còn 90 cơ sở và doanh nghiệp sản xuất, giải quyết việc cho 1896 lao động. Cái khó của làng nghề hiện nay là thanh niên không còn mặn mà với nghề sơn mài như trước. Những thợ trẻ làm việc tại cơ sở doanh nghiệp sơn mài chủ yếu là con cháu trong gia đình. Thế hệ trẻ không còn đam mê với nghề sơn mài, ít quan tâm mà phần lớn họ chọn làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn, nên nhân công cho sản xuất rất thấp. Muốn bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài truyền thống cần phải đào tạo cho những người trẻ yêu nghề”- PGS Mận nhận định.

 Theo bà Mận, điều thuận lợi hiện nay là đa số người làm sơn mài của làng Tương Bình Hiệp phần lớn là lao động tại địa phương. Đa phần trong số họ đã được tiếp thu, học hỏi nghề từ những người trong gia đình hoặc chính bản thân họ đã từng là chủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh sơn mài thời trước nhưng vì thiếu vốn đã phải bỏ nghề ra làm công thợ sản xuất cho các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy ở họ vốn kinh nghiệp về kỹ thuật không thiếu và cũng rất yếu nghề. Bên cạnh đó những nghệ nhân lão thành, gắn bó suốt đời với nghề sơn mài lúc nào cũng sẵn sàng làm cố vấn cho những người thợ trẻ.

“Những người thợ sơn mài lành nghề có thể ổn định cuộc sống và làm giàu được bằng nghề của mình nếu có tâm huyết. Từ thực tế đó để giải bài toán hợp lý về nguồn lực cho làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triền nghề sơn mài truyền thống tốt hơn thì cần sự hỗ trợ cụ thể bằng chính sách thu hút và khuyến khích với người trẻ tham gia của chính quyền địa pương- PGS Mận đề xuất.

L.Huyền