Chúng ta đang sống trong thời đại của sự hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin. Thời đại này đem đến cho Việt Nam những doanh nghiệp vô cùng lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội đó là rủi ro, thách thức mà nổi bật nhất là  bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu.

Theo báo cáo của Công ty ATTT CyStack, trong chín tháng đầu năm 2019, Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia bị tiến công mạng nhiều nhất thế giới và đứng thứ ba ở Ðông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po) với tổng số trang điện tử bị xâm phạm là gần 8.500 trang.

Tổng kết an ninh mạng năm 2019 và dự báo 2020 mà Bkav vừa công bố cũng cho hay, năm 2019, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (902 triệu USD), vượt xa con số 14.900 tỷ đồng của năm 2018.

Trong năm 2020, Bkav dự báo mã độc tấn công có chủ đích sẽ tinh vi hơn, cùng với đó là các mã độc giả mạo các phần mềm, chương trình chuẩn thông qua kỹ thuật DLL Side-Loading để qua mặt phần mềm diệt virus. Tấn công mã hóa tống tiền sẽ còn tiếp tục gia tăng do nguồn lợi trực tiếp nó mang lại cho hacker ngày càng lớn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Thực tế, khi mạng xã hội phát triển tràn lan như zalo, facebook, viber, youtube… đa số người dân vô tư tải, đăng ký ứng dụng, do bị lội kéo mà không quan tâm đến các điều khoản thỏa thuận kèm theo. Ngay cả việc họ đăng tin, kích like không có sự kiểm soát thông tin. Điều đó rất nguy hại, khi chỉ cần một cái lick chuột vào các trò chơi, biểu tượng câu like trên ứng dụng, cũng đủ khiến không ít cá nhân bị hack tài khoản. Các tội phạm lợi dụng tài khoản này tống tiền bạn bè, người thân thì mới vỡ lẽ.

Thậm chí, nhiều bài viết, vụ việc nói xấu, xuyên tạc sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm người khác, chỉ vì những cái kích like vô tội vạ đã đẩy nạn nhân vào con đường phạm tội, trầm cảm, tự tử. Chưa kể, những thông tin kích động, lôi kéo, dụ dỗ, chống phá nhà nước cũng lợi dụng từ mạng xã hội. Chứng tỏ, thời gian qua, ở một nơi các cấp, các ngành còn thờ ơ trong công tác tuyên truyền.

Ngay cả tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều điểm yếu, lỗ hổng. Do trước đây chúng ta chỉ phát triển ứng dụng, thiết bị công nghệ thông tin nhưng không chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực và công tác bảo mật thông tin. Điều đáng nói, khi bị tấn công của một số cơ quan, đơn vị che giấu, không dám công khai.

Hà Nội nói riêng và các đô thị trong cả nước nói chung đang hướng đến xây dựng xã hội nền tảng số. Trong đó, tập trung xây dựng đô thị hạ tầng đô thị thông minh,  xây dựng trung tâm dữ liệu mã nguồn kết nối được thông tin từ các doanh nghiệp, trung ương và địa phương.

Do đó, chính quyền các địa phương cần quán triệt, tuyên truyền phổ biến, thực thi thực chất luật an ninh mạng được Quốc Hội thông qua vào năm 2018. Từ đó, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ, công chức, nhân viên, thậm chí đến người dân về bảo vệ thông tin bí mật nhà nước nói chung và thông tin bí mật cá nhân nói riêng. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở.

Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức cũng cần chia sẻ thông tin về các cuộc tấn công mạng thay vì giữ kín như trước đây. Nhất là mỗi người dân cần trang bị đầy đủ những kiến thức, để trở thành người làm chủ “công nghệ”, làm chủ “thông tin” trong thời đại số; tận dụng tốt lợi thế của công nghệ thông tin góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng cho biết, Việt Nam đang từng bước tham gia cuộc cách mạng số thì không gian mạng chính là tương lai thịnh vượng của đất nước.

Bảo đảm an toàn, an ninh không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Theo đó, mọi dự án công nghệ thông tin (CNTT) đều phải có cấu phần an toàn, an ninh mạng như một phần bắt buộc.

Ngân Phương