Ở Xuân Vân có các giống bưởi như bưởi đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh, Phúc Trạch, nhưng giống bưởi gắn liền với thương hiệu của vùng đất này là bưởi đường Soi Hà. Đến nay xã có 873 ha bưởi, trong đó có 16 ha bưởi từ 16 đến 40 năm tuổi. Những cây bưởi cổ nơi đây thường cho thu cả nghìn quả/gốc.

Phát triển kinh tế hộ từ trồng bưởi của hộ gia đình ông Hoàng Văn Hoàng là một trong những hộ gia đình điển hình trong việc phát triển kinh tế vườn của thôn Vuông Vàng 1. Ông Hoàng cho biết: Gia đình có khoảng 01 ha đất màu đồi, để phát triển kinh tế trên diện tích này, những năm trước gia đình đã trồng đủ loại cây trồng, từ dong riềng, sắn, mía, vải thiều Lục Ngạn và gần đây là bưởi. Trong những cây thử nghiệm duy chỉ có cây bưởi là thu nhập cao ổn định và dễ chăm sóc.

Hiện tại vườn bưởi của gia đình ông Hoàng trồng 70 cây với hai giống bưởi khác nhau (một vườn trồng giống bưởi đường Xuân Vân trồng 20 cây, bán cho thương lái đang thu hoạch với giá 40 triệu đồng. Một vườn trồng giống bưởi Diễn, trồng khoảng 50 cây, giống bưởi này cho thu hoạch muộn hơn, dự kiến có giá bán khoảng 70-90 triệu đồng), tính bình quân mỗi cây bưởi cho thu hoạch từ 120-150 quả..

Khu vườn của gia đình chị Trịnh Thị Hải, thôn Đô Thượng 4, xã Xuân Vân lúc lỉu hàng nghìn trái bưởi, lấp ló dưới những tán lá xanh. Chị Hải phấn khởi chia sẻ, gia đình có khoảng 1.000 gốc bưởi, trong đó có 600 gốc đang cho thu quả.

Trung bình mỗi cây bưởi có 30-40 quả, với giá bán hiện nay 40.000-45.000 đồng tại vườn, mỗi cây bưởi cũng đem lại cho gia đình từ 1,6 - 2 triệu đồng. Theo chị Hải, bưởi da xanh, bưởi Phúc Trạch cho thu hoạch từ tháng 9 đến hết tháng 10; từ tháng 11 đến tháng 12 là thời điểm thu hoạch bưởi đường và bưởi Diễn. Chị Hải ước tính, với 600 cây bưởi đang cho thu hoạch, năm nay trừ chi phí đầu tư, nhân công lao động, gia đình chị lãi từ 500-600 triệu đồng.

{keywords}
Xã Xuân Vân hiện có gần 800 ha bưởi, chiếm trên 26% tổng diện tích trồng bưởi của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân địa phương.

Gia đình ông Đỗ Khắc Thỏa cũng gắn bó với cây bưởi 40 năm nay. Khi ông trồng những gốc bưởi đầu tiên, ở Soi Hà mới chỉ có vài hộ trồng. Ngày ấy, cây ngô, cây sắn vẫn là kế sinh nhai chính của người dân địa phương. Còn bưởi thì ít được người ta để ý. Sau gần 4 năm chăm sóc, khi đến vụ thu hoạch, giống bưởi đường cho chất lượng thơm ngon hơn hẳn nhiều giống của địa phương khác, ông quyết tâm làm giàu từ bưởi.

Ông Thỏa cũng là người sở hữu nhiều gốc bưởi cổ nhất xã. Những cây bưởi càng già thì chế độ chăm sóc càng phải cẩn thận, bởi cây cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Yêu bưởi là vậy nhưng cách đây 3 năm ông đành ngậm ngùi nhìn hơn 20 cây bị chết do không phát hiện bệnh sớm, đến khi cây bị vàng lá khổng thể cữu vãn nổi.

Gia đình ông Nguyễn Quang Vinh, ở thôn Đồng Tày, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nổi tiếng vì cả gia đình đều làm giàu từ cây bưởi.

Tám người con của ông đã trưởng thành và lập gia đình riêng, nhờ phát huy thế mạnh trồng bưởi đặc sản của địa phương mà cuộc sống ngày càng khấm khá. Mặc dù tuổi cao nhưng ông Vinh luôn ý thức phải tự mình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Vợ chồng ông đầu tư trồng hơn 600 gốc bưởi trên diện tích 1,5 ha, thu nhập hàng năm hơn 250 triệu đồng.

Báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, cây bưởi được người dân trong huyện trồng từ năm 2002. Nhận thấy hiệu quả, năm 2010, nhân dân bắt đầu chuyển đổi từ đất trồng màu, đất lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi. Tuy nhiên, phải đến năm 2012 thì phong trào trồng bưởi mới thực sự phát triển mạnh. Từ vài chục ha ban đầu, đến nay, tổng diện tích cây bưởi (chủ yếu là bưởi đường, bưởi Diễn) trên toàn huyện đã lên tới trên 4.000 ha. Hiện tại, thị trường tiêu thụ bưởi Yên Sơn tương đối tốt, giá trị kinh tế đem lại từ trồng bưởi vẫn đang dẫn đầu trong cơ cấu cây trồng, chưa xảy ra tình trạng cung vượt cầu.

Ước tính năm nay người dân trong huyện thu khoảng 600 tỷ đồng từ trồng bưởi. Vậy nên, việc nông dân ở khắp các xã vùng thượng huyện chuyển đổi đất vườn tạp, soi bãi sang trồng cây bưởi cũng là điều dễ hiểu. Trong đó, một số địa phương trồng nhiều như xã Phúc Ninh 920 ha, Xuân Vân 873,5 ha, Thắng Quân 700 ha… hình thành nên vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Kim Chi
Ảnh: Bích Hạnh