Tuy nhiên, với những kết quả đạt được đến thời điểm này, có thể khẳng định các chính sách của Chính phủ đã đi đúng hướng, phát huy hiệu quả, kịp thời động viên cộng đồng doanh nghiệp.

Trong đó, một trong những gói chính sách quan trọng nhất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao là các chính sách về tài khóa. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, từ thực tế nghiên cứu, xây dựng và triển khai các giải pháp tài chính để ứng phó trong mùa COVID-19, Bộ Tài chính đã rút ra một số bài học quan trọng nhằm nâng dần khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, đồng thời phải đa dạng hóa các thị trường, kể cả xuất khẩu và nhập khẩu để giảm thiểu các rủi ro khi một mắt xích trong chuỗi cung ứng không đáp ứng được yêu cầu.

{keywords}
Theo các chuyên gia, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên đại dịch COVID-19 đã tác động sâu, rộng tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta.

Trong đó, để ứng phó với các “cú sốc”, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, việc tăng cường sự phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là rất quan trọng. Theo đó, cần phải thực hiện chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt để vừa đối phó với dịch bệnh vừa hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tài khóa an toàn, thận trọng cùng với việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nợ công từ trước khi đại dịch xảy ra cũng đã góp phần củng cố khả năng chống chịu của ngân sách Nhà nước, của nền kinh tế trước đại dịch… 

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, dư địa tài khóa của Việt Nam đã được củng cố và tăng cao. Đến hết năm 2019, nhiều mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm về tài chính ngân sách đã cơ bản hoàn thành như thu ngân sách Nhà nước đã đạt 25,5% GDP, chi ngân sách Nhà nước bằng gần 28% GDP; bội chi ngân sách Nhà nước bằng 3,36% GDP và nợ công ở mức 54,7% GDP.

Do đó, dù năm 2020, thu ngân sách giảm mạnh so với dự toán, nhưng nhờ tiết kiệm chi chúng ta vẫn có dư địa tài khóa để chi cho đầu tư phát triển, phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho rằng, với dư địa tài khóa rộng như vậy, Việt Nam vẫn có thể xem xét gia hạn các giải pháp giảm thuế, phí, gia hạn nộp thuế... cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu để có thị trường tài chính ổn định, bền vững.

Lê Na