Qua tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020, toàn huyện có 1.445 hộ nghèo, chiếm 14,49%; hộ cận nghèo có 975 hộ, chiếm 9,78%.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 25 nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Đầm Hà đề ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh, bền vững. Theo đó, hộ nghèo giảm từ 1.445 xuống còn 49, chiếm 0,45%; bình quân giảm 3,51%/năm, vượt 1,51% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra; hộ cận nghèo giảm từ 975 hộ xuống còn 326 hộ, chiếm 3,0%. Có 3 xã, thị trấn không còn hộ nghèo, gồm: Thị trấn Đầm Hà, xã Dực Yên, xã Tân Lập.

Sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị

Có thể nói, để đạt được kết quả này có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với công tác giảm nghèo bền vững.

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền đề ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể từ công tác rà soát, xác định hộ nghèo, đánh giá nguyên nhân và thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo.

Huyện thực hiện tốt công tác vận động xã hội hóa các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua 4 năm (2016-2019), huyện đã vận động hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 107 hộ, trị giá 3,336 tỷ đồng; khuyến khích biểu dương cho 708 hộ nghèo, hộ cận nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững 445,5 triệu đồng…

Đồng thời, huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi đi làm việc ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế trong và ngoài huyện. Đến nay, chỉ tính riêng người dân trên địa bàn huyện vào làm việc ở các doanh nghiệp trong KCN cảng biển Hải Hà có trên 2.500 người, đây chính là nguồn cho thu nhập cao, ổn định giúp giảm nghèo nhanh bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Các chính sách giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh, của huyện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời, như: Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 160 hộ trị giá 2,158 tỷ đồng; hỗ trợ cấp thẻ BHYT cho 5.868 lượt người, trị giá 4,099 tỷ đồng; hỗ trợ học phí cho 12.235 lượt học sinh trị giá 6.083,071 triệu đồng; hỗ trợ lắp đặt 766 đầu thu; hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho 7.508 lượt hộ, doanh số cho vay 308,042 tỷ đồng;...

Đặc biệt, Đầm Hà đã thực hiện tích hợp, lồng ghép Chương trình 135, Đề án 196, Quyết định 2085, chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình giảm nghèo, như: Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, văn hoá, giáo dục, y tế, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập...

Từ những kết quả đạt được, Đầm Hà phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 0,2%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn dưới 1,09% và có 6 xã, thị trấn không còn hộ nghèo. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%/năm.

{keywords}
Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong giảm nghèo bền vững. 

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua được các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện hiệu quả, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009, về phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo đó, xác định nội dung trọng tâm là: Tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tham gia học nghề với sự hỗ trợ của Nhà nước; đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, tại Đầm Hà, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể với UBND các xã để triển khai thực hiện.

Khâu tuyên truyền, vận động được huyện chú trọng nhằm nâng cao ý thức chủ động từ mỗi hộ dân, khuyến khích tinh thần chủ động, quyết tâm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống; nhất là thay đổi thói quen lao động nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, chuyển sang mạnh dạn đầu tư để nâng hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm cao hơn.

Đồng thời huyện có những định hướng, tư vấn phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, bám sát với nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với những lao động trẻ, những thanh niên mới tốt nghiệp THPT thì huyện sẽ hướng nghiệp theo những ngành phi nông nghiệp như nấu ăn, dịch vụ ăn uống, lái xe, kỹ thuật điện...; áp dụng các chính sách khuyến khích lao động nộp hồ sơ làm việc tại khu công nghiệp khi doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng. Còn với lao động có khả năng tự tạo việc làm tại gia đình, có đất có rừng, thì có hướng đào tạo những nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ nhằm phát huy tốt lợi thế của địa phương.

Bằng cách làm linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, thời gian qua, nhiều lao động đã phát triển rất tốt nghề được học, có việc làm ổn định với thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Duy Khánh