Theo ông Đình Anh, ở mỗi giai đoạn, phòng chống dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã có những dấu ấn riêng.

Đối với đợt 1, khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, có 2 bệnh nhân từ Vũ Hán, người dân hoảng loạn. Vì bệnh này hoàn toàn mới, ngay cả Trung Quốc – nơi có những ca bệnh đầu tiên cũng chưa có nhiều thông tin liên quan đến chủng loại virus mới này.

Do đó, những vấn đề về cung cấp thông tin ở giai đoạn đầu rất khó khăn. Ngành Y tế cũng không hiểu những biện pháp lây của nó như thế nào để có những biện pháp trấn an. Chính phủ và Ban chỉ đạo có những quyết sách rất mạnh mẽ và đúng đắn. Ở làn sóng dịch thứ 2, Đà Nẵng gần như tê liệt tất cả, kể cả hệ thống Y tế.

"Tất cả các cơ sở Y tế phát hiện các ca bệnh, nếu như không có sự chi viện của tuyến Trung Ương, địa phương thì nguy cơ phát tán cũng như nguy cơ tử vong của các ca bệnh sẽ tăng lên", ông Đình Anh nói.

Về phía cơ quan truyền thông của Bộ Y tế, bác sĩ, khi có đợt dịch lần thứ 2, xảy ra ở Đà Nẵng, ngoài vấn đề đưa các thông tin chỉ đạo điều hành, Bộ Y tế cũng thành lập Bộ chỉ huy tiền phương do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trực tiếp vào chỉ đạo, điều hành tất cả các hoạt động về phòng chống dịch, để ứng cứu cho Đà Nẵng.

Đồng thời Bộ Y tế cũng cử một số chuyên viên, phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, Gia đình và Xã hội và Vụ truyền thông vào để thu thập thông tin, biên tập thông tin và phản ánh. Bởi vì khi có dịch, toàn bộ Đà Nẵng gần như phong tỏa, sự đi lại của các phóng viên khác tương đối khó khăn để lấy tin.

Do đó, Bộ Y tế chủ động đưa anh em phóng viên vào, hỗ trợ lấy được thông tin sớm nhất, kịp thời nhất. Mặc dù bị phong tỏa nhưng nhờ các hoạt động về chỉ đạo điều hành của ngành Y tế, chính quyền địa phương, chúng ta vẫn có đầy đủ các thông tin, cung cấp cho độc giả, khán thính giả toàn quốc.

Đối với ngành Y tế, với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và truyền thông, cũng đã triển khai nhiều hoạt động. Khi mới xuất hiện các ca bệnh đầu tiên, Bộ Y tế sử dụng trang điện tử của báo Sức khỏe và Đời sống.

Tuy nhiên, số lượng truy cập quá nhiều dẫn đến quá tải, không vào được. Nhiều độc giả gọi điện qua đường dây nóng phản ánh tại sao đường truyền của báo Sức khỏe và Đời sống bị tê liệt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu thiết lập một trang điện tử. Sau này, Bộ Y tế xây dựng được trang điện tử ncovi.moh.gov.vn đã hoạt động rất hiệu quả. Nhờ trang này, hàng triệu người truy cập cùng một lúc không bị quá tải. Bên cạnh sử dụng trang thông tin điện tử, chúng ta tiến hành truy vết bằng công nghệ thông tin hay khám chữa bệnh trực tuyến. 

Như Telehelth - công nghệ khám chữa bệnh từ xa. Vì khi tiến hành giãn cách xã hội và nguy cơ bùng dịch, sự đi lại của bệnh nhân tới các cơ sở y tế có sự hạn chế. Tuyến trên, sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các tuyến dưới...

{keywords}
 

Thông tin ‘đúng và trúng’ về Covid-19

Các chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ chính chị, ban phòng chống dịch… các cấp ngành đều phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông. Nhờ đó, các thông tin được cập nhật kịp thời, chính xác.

Ông Nguyễn Đình Anh -  Vụ trưởng Vụ thi đua và khen thưởng Bộ Y tế nhận định, các tuyến bài, thông tin thời gian đầu chưa thực sự thống nhất giữa trung ương và địa phương.

Bởi, khi có ca nghi nhiễm, địa phương bao giờ cũng triển khai các biện pháp kiểm soát để bảo đảm không có sự lây lan trong cộng đồng.

Trong khi đó, thông tin ở địa phương do ban chỉ đạo địa phương đưa ra để ngăn ngừa dịch bệnh.

Ở trung ương, chúng tôi cũng mong có thể cung cấp thông tin sớm nhất. Nhưng đằng sau người bệnh là gia đình, chúng tôi phải rất cân nhắc khi nào có thông tin chính xác về trường hợp mắc bệnh mới cung cấp thông tin.

Sau này có sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, đặc biệt đồng chí Trưởng ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phối hợp Bộ thông tin truyền thông, đã có những chỉ đạo rất sát sao.

Ngành y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành địa phương để thông tin về những ca bệnh sau này đảm bảo thống nhất, minh bạch. Các tin giả trên mạng bị hạn chế và người dân tin tưởng hơn vào truyền thông chính thống.

Chúng ta làm rất tốt công tác tuyền truyền phòng chống dịch bệnh. Từ các chỉ đạo của ngành y tế, cơ quan truyền thông đã thông tin đến người dân kịp thời, minh bạch.

Nhà báo Reuters đi tìm hiểu về các ca tử vong tại nhà xác, nhà tang lễ do nghi ngờ mình dấu thông tin ca tử vong. Sau đó, họ phải thừa nhận, thông tin của chúng ta rất minh bạch.

Các ca bệnh nặng, tử vong đều được ngành y tế công bố rất rõ ràng, chính xác.

Truyền thông đi trước một bước và đồng hành cùng chính phủ. Đó là các thông tin chính sách, chủ trương và các ca bệnh, tất cả đều cập nhật chính xác, minh bạch đến người dân. Chúng ta cũng triển khai truyền thông nguy cơ: Đưa tin các yếu tố có thể gây bệnh, các biện pháp làm sao cho người dân hiểu được các nguy cơ và tự bảo vệ mình và gia đình.

Thời gian qua, người dân đọc được các thông tin chính thống, tuân thủ tốt các chỉ đạo điều hành. Sự minh bạch, nhanh chóng này đã giúp ngành y tế kiểm soát tốt các ca bệnh.

Quang Sơn