Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Đây là tư tưởng chỉ đạo mang tính chiến lược của Đảng, là một phương thức tổ chức công việc hết sức hiệu quả. Để công tác thi đua khen thưởng thực sự trở thành một phương thức lãnh đạo của Đảng.

{keywords}
“Nhà nhà, người người thi đua xây dựng nông thôn mới”. Ảnh minh họa. Hoàng Hiệp

Ôn lại lịch sử từ ngày đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, sự thành công của công cuộc kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong hơn 70 năm qua đã khẳng định giá trị đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về thi đua yêu nước. Có thể nói mọi thành quả cách mạng nước ta đều gắn liền với việc tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua ái quốc luôn luôn phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, đổi mới về nội dung, phương pháp, đã cổ vũ động viên cả dân tộc nỗ lực thi đua, thể hiện lòng yêu nước, vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc kháng chiến cũng như đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực trong 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua đã bám sát thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các ngành, các cấp, các địa phương đã có các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực… Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều gương người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực, trên mọi miền Tổ quốc.

Có thể khẳng định, phong trào thi đua yêu nước đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ vào đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến…

Trong 5 năm qua, đất nước ta đối mặt với nhiều thời cơ nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai bão lũ đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội nhưng nhờ sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn bền bỉ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội. 

Để phong trào thi đua yêu nước ngày càng nhân rộng, lan tỏa tới mọi tầng lớp nhân dân, trong thời gian tới cần hướng tới cổ vũ các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng dịch chuyển đầu tư-thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất tiêu dùng… để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt, triển khai tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư tưởng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong triển khai công tác thi đua khen thưởng; đề cao trách nhiệm lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng của các thành viên hội đồng thi đua khen thưởng.

Các phong trào thi đua cần được tổ chức có mục tiêu thiết thực, phù hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của từng bộ, ban, ngành, từng địa phương cơ quan, đơn vị và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động những phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, tích cực đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần sáng tạo trong tổ chức phong trào thi đua sao cho bổ ích, thiết thực, tránh hình thức…

Đối tượng thi đua cần rộng rãi, bảo đảm hài hòa các lợi ích. Các phong trào thi đua cần có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, huy động sự tham gia đông đảo, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.

Quốc Tiến