Trong lúc khó khăn vì dịch Covid-19, để trang trải cuộc sống trước mắt, một bộ phận người lao động (NLĐ) phía Nam đã bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), đăng ký nhận BHXH một lần sau khi doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động, phá sản… Điều này được cảnh báo rất thiệt thòi cho NLĐ, đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài, đặc biệt là dễ mất quyền được hưởng an sinh khi về già.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, khoảng 5 năm gần đây, trong cả nước đã có khoảng 2,5 triệu NLĐ lĩnh BHXH một lần. Hiện, bình quân mỗi năm có khoảng 700.000 lượt người hưởng chế độ này. Đáng lo ngại, trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19 khiến kinh tế khó khăn, nhiều lao động không có việc làm nên một bộ phận NLĐ đã lựa chọn hưởng BHXH một lần.

{keywords}
Nên xem lại chính sách hưởng BHXH một lần để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Đáng chú ý là thời gian gần đây, tại tỉnh Bình Dương xuất hiện nhiều đối tượng lập trang Facebook giả mạo cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương để tổ chức thu mua sổ BHXH của NLĐ nhằm trục lợi. Ngay sau khi phát hiện sự việc, BHXH Việt Nam đã gửi thông tin về các trang Facebook lập ra với mục đích mua, thu gom sổ BHXH của NLĐ để trục lợi tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) để đề nghị xử lý, ngăn chặn các hoạt động này trên môi trường mạng. BHXH tỉnh Bình Dương đã có công văn gửi Công an tỉnh Bình Dương đề nghị ngành công an phối hợp để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng NLĐ cần cân nhắc trước quyết định này bởi BHXH là "của để dành" cho mọi NLĐ, phòng khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động nên thiệt sẽ nhiều hơn lợi.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Quân, cái gốc của vấn đề là chính sách hưởng BHXH một lần.

"Do NLĐ cần tiền nên các đối tượng đến thu gom. Chỉ cần nhìn trên sổ BHXH của NLĐ là các đối tượng thu gom sẽ tự tính toán được khi quyết toán hưởng BHXH một lần thì được bao nhiêu tiền, sau đó các đối tượng sẽ viết giấy vay nợ và thế chấp bằng sổ BHXH. Đến hạn trả tiền, các đối tượng yêu cầu NLĐ đi thanh quyết toán với BHXH để hưởng trợ cấp một lần" - ông Lê Quân cho hay.

{keywords}
Nên xem lại chính sách hưởng BHXH một lần để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ảnh minh họa

Pháp luật về BHXH hiện hành có quy định hành vi bị nghiêm cấm khi chiếm dụng tiền hưởng BHXH hoặc khi làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Theo Quy định 1035 và Quyết định 595 của BHXH Việt Nam, trường hợp người NLĐ mang sổ BHXH đi cầm cố, thế chấp, sẽ không được cấp lại sổ.

{keywords}
Nên xem lại chính sách hưởng BHXH một lần để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Điều 27 Nghị định số 95/2013 quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp. Thậm chí hành vi cầm cố sổ BHXH của NLĐ, sau đó làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, đã thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Do vậy, "NLĐ tuyệt đối không thế chấp hay bán lại sổ BHXH của mình cho các đối tượng thu mua để phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Phải coi sổ BHXH là một loại tài sản đặc biệt gắn liền với nhân thân, quyền lợi không thể tách rời của NLĐ" - lãnh đạo BHXH Việt Nam khuyến cáo.

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Trường hợp nào được coi là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP liên quan đến các quy định về: Việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp, Chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Trách nhiệm của Sở LĐ-TBXH và BHXH.  

Huy Linh
Ảnh: Văn Hùng