Mặc dù các xã: Thanh Phong, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Quân, Thanh Sơn và Thanh Xuân của huyện Như Xuân vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng so với 5 năm về trước, khu vực này đã đổi thay nhiều và đang vươn mình phát triển.

Giờ đây, các con đường được trải nhựa, hai bên là những quả đồi phủ màu xanh của mía, sắn, keo... thấp thoáng những ngôi nhà mái bằng được xây kiên cố đã góp phần làm đổi thay bộ mặt nông thôn miền núi của cả vùng “6 Thanh”.

{keywords}
Huyện Như Xuân đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 07 của Huyện ủy Như Xuân, chi bộ đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn thôn có gần 17 ha mía, 16 ha lạc, 20 ha ngô... Cùng với chuyển đổi cây trồng, người dân đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, hiện trong thôn có 170 con trâu bò, đàn lợn 128 con, đàn dê 117 con, gia cầm 4.500 con...

Từ phát triển kinh tế, đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm 45,54%, đến năm 2020 còn 4,31%; thu nhập bình quân năm 2015 mới chỉ 20 triệu đồng/người, đến năm 2019 đã đạt 33 triệu đồng/người. Thôn Làng Kèn đã được công nhận thôn nông thôn mới năm 2019.

Nhằm thay đổi nhận thức của người dân, không trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, ban xóa đói, giảm nghèo xã đã phân công thành viên phụ trách ở từng thôn, làng trực tiếp điều hành, chỉ đạo sản xuất, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của từng hộ để vận động Nhân dân trồng rừng theo các dự án, nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; đồng thời tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp cho Nhân dân.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, nêu gương đi trước, làm trước của cán bộ, đảng viên, trong việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, coi đây là những khâu đột phá để phát triển kinh tế. Đến nay, toàn xã có 8 trang trại; nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng như: nuôi gà thả vườn, nuôi dê sinh sản, nuôi ong lấy mật... Giai đoạn 2015-2020, kinh tế của xã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 36,319 tỷ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn xã đạt 26,598 tỷ đồng, đạt 135,8% dự toán giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 54,99% năm 2015 xuống còn 4,53% năm 2020, vượt 200% so với nghị quyết.

Cùng với Thanh Lâm, xã Thanh Quân là xã nằm ở điểm cuối của vùng “6 Thanh”, trong những năm qua, nhờ được đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nên kinh tế - xã hội của xã đã phát triển hơn trước.

Theo ông Lê Hồng Phong, bí thư đảng ủy xã: xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã Thanh Quân đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, như: tuyên truyền cho Nhân dân sử dụng phân viên dúi sâu vào thâm canh lúa; cải tạo các vùng đất hoang hóa đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất... nhờ vậy, mà đời sống Nhân dân được nâng cao. Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã là 60,1%, thì đến năm 2020 đã xuống còn 27,35%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 14,84 triệu đồng, đến năm 2020 đạt 22,5 triệu đồng.

Như Xuân đã có bước chuyển dịch đúng hướng, tích cực và hiệu quả, cây trồng, vật nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm thuần nông, độc canh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và dịch vụ xã hội phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng nông thôn với hệ thống đường giao thông tới trung tâm xã và liên thôn bản, được đầu tư nâng cấp và kiên cố hóa. Cũng như Thanh Lâm, Thanh Quân, bốn xã còn lại ở vùng “6 Thanh” đã có sự thay đổi tích cực, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Ý thức, tinh thần vượt khó, ý chí tự vươn lên thoát nghèo của Nhân dân từng bước có thay đổi thông qua việc người dân tự giác lao động sản xuất, bớt trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, dự kiến năm 2020 toàn huyện giảm còn 2,03%, giảm 35,33% so với năm 2015, bình quân hàng năm giảm 7,07%. Ngày 7-3-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 275/QĐ-TTg công nhận Như Xuân ra khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, đây là kết quả quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của huyện Như Xuân trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thúy Hạnh