Tích hợp các chính sách XĐGN, đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, một số chính sách đầu tư còn dàn trải, phân tán; một bộ phận dân cư, chính quyền địa phương còn ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, ngân sách cấp trên; kinh phí đối với các huyện nghèo, huyện hưởng cơ chế, chính sách theo huyện nghèo còn tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm đúng mức đến tạo sinh kế cho người dân; chưa khuyến khích và đánh giá cao người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Do vậy, thời gian tới, sẽ cần triển đổi mới giải pháp giảm nghèo bền vững để mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững sớm về đích.

{keywords}
Mục tiêu của Chương trình trong năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 34%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. 

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, mâu thuẫn hiện nay của chúng ta có thể thấy rất rõ đó là rất nhiều đại biểu quốc hội phát biểu và kể cả đi giám sát các địa phương và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đều thấy được đó là có quá nhiều chính sách, quá nhiều hợp phần.

Mục tiêu chỉ là xóa đói giảm nghèo và đầu tư cho đồng bào, cho nông nghiệp nông thôn. Có những lúc, chúng ta có 17 chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài ra còn có rất nhiều chương trình quốc gia có mục tiêu. Nó không phải là chương trình mục tiêu quốc gia nhưng là chương trình quốc gia có mục tiêu nó cũng tương tự như vậy. Chúng ta phấn đấu đến giờ phút này chỉ còn hai mục tiêu quốc gia. Đó là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bản chất của hai chương trình này cũng là một.

Việc tích hợp chính sách đã được Nghị quyết của Quốc hội giao cho Chính phủ phải thực hiện trong năm 2017, nếu chúng ta chưa làm tức là chúng ta chưa thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội.

Nên cái đầu tiên nên làm là đừng để quá nhiều hợp phần, quá nhiều chính sách mà thực hiện một mục tiêu. Cái chúng ta đáng quan tâm làm làm sao để chính sách của chúng ta dễ làm, dễ hiểu, chính sách phải đi liền với ngân sách. Chúng ta phải tích hợp các chính sách đầu tư trọng tâm, trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu và nâng cao hiệu quả đầu tư để thoát nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi.

Hỗ trợ hiệu quả là phải tạo được sinh kế bền vững

Chúng ta phải thông cảm với tình hình đất nước trải qua điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng sâu xa, dứt khoát phải ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Lâu nay, chúng ta đang có mô hình hỗ trợ người nghèo bằng hiện vật sinh nhai ngay. Điều đó tốt khi trợ cấp đột xuất theo thiên tai, địch họa, bão lũ hoặc điều kiện đặc biệt khó khăn.

Tới đây, chúng ta phải giúp họ công cụ lao động, giúp cái “cần câu”. Giúp thế nào để người ta tự sản xuất, tự kinh doanh được.

Phải tạo được sinh kế mới bền vững thì đồng vốn hỗ trợ mới có hiệu quả.

Lâu nay khi đi vận động, tôi cũng đi theo hướng này. Chúng tôi sắp có chuyến đi lên Mường Lát (Thanh Hóa), mang theo 30 con bò sinh sản. Nếu người ta nuôi hai con bò/năm nếu nuôi tốt, sẽ có hai con bê một năm, bán được 20 triệu. Như vậy, gia đình đó từ đang nghèo thành hộ thoát nghèo.

Hiện nay, chúng ta đang có tính chất bình quân trong giảm nghèo. Bây giờ, chúng ta phải phân loại đâu là đối tượng dứt khoát phải có sự hỗ trợ. Phải tách hộ nghèo kinh niên, hộ phải bảo trợ thường xuyên theo Nghị quyết 28 của Trung ương tách ra khỏi hộ đói nghèo. Theo Nghị quyết 28, hộ này thuộc nhóm đối tượng ở tầng thứ nhất, được Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm hưu trí xã hội. Chúng ta phải phân loại ra, hộ nghèo phải tách ra khỏi đói nghèo vì trong tỷ lệ hộ nghèo đây là hộ nghèo kinh niên, nhà nước phải chăm lo. Chúng ta tập trung hỗ trợ sinh kế là bài toán đúng vì hộ nghèo không bao giờ xóa được. Bộ Lao động và Thương binh, Xã hội và Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đi theo mô hình đó.

Về vấn đề nhà ở, chúng ta có hai hình thức khác nhau. Miền nam quan tâm nhà ở mức độ nhưng miền bắc “sống cái nhà, già cái mồ”, họ chăm lo cái nhà hơn chính bản thân cuộc sống hiện tại của bản thân. Vì thế chúng ta phải tính toán. Nếu chúng ta cứ cho, đôi khi lựa chọn không đúng nhà cần. Thêm nữa, khi cho thì người dân phải vay thêm để làm nhà kiên cố. Lâu nay chúng ta cứ nói xóa nhà nhưng đi một vòng chu kỳ, xóa hết vòng sau thì lại sửa nhà đầu tiên. Chúng ta chỉ làm nhà 5-15 triệu thì làm sao gọi là nhà. Bây giờ chúng ta cho cho 30 triệu, anh vay thêm 70 triệu làm thêm nhà kiên cố muôn đời không bao giờ phải sửa chữa, không quay trở lại cách chúng ta làm lâu nay.

Cách sinh kế như vậy mới giảm nghèo nhanh và bền vững. 

Ngọc Dũng