Để tái tạo lại đàn lợn, ổn định lại nền kinh tế chăn nuôi của tỉnh Quảng Nam, thời gian vừa qua, bên cạnh việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn châu phi và các dịch bệnh khác trên đàn gia súc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt chỉ đạo chính quyền các địa phương trong tỉnh cùng với các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh các giải pháp tái tạo lại đàn lợn.

{keywords}
Sau dịch lở mồm long móng, cần thực hiện các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học học để sớm tái đàn

Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã hướng dẫn người nuôi thực hiện tái đàn bằng các giải pháp kỹ thuật an toàn sinh học trong chăn nuôi để phòng chống dịch lở mồm long mong, dịch tả lợn châu Phi.

Hiện nay, phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn đang mang tính nhỏ lẻ, hộ gia đình nên sau khi xảy ra dịch bệnh một số hộ đã dừng việc nuôi lợn hoặc chuyển đổi sang chăn nuôi các loại khác như gia cầm.

Trên địa bàn tỉnh, chỉ một số trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung mới tập trung thực hiện các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học học, làm tốt các công đoạn cách li, tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường chuồng trại,… để tái đàn.

Bên cạnh đó, do dịch bệnh, hiện nay, đàn lợn nái của tỉnh Quảng Nam còn lại rất ít nên sẽ cung cấp nguồn lợn giống tại chỗ rất hạn chế. Đặc biệt, do bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh,  dịch tả lợn châu Phi chưa có Vaccine phòng nên người nuôi chưa mặn mà để tái đàn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phùng Đức Tiến, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, trước thực trạng hiện tại, trước mắt tỉnh Quảng Nam cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người chăn nuôi lợn tái đàn sau dịch bệnh, khuyến cáo người dân thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học,…

Dự kiến, đến đầu năm nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ước đạt khoảng 290.000 con.

Anh Dũng