Việt Nam đã trải qua hai làn sóng dịch Covid-19 vào đầu năm và tháng 7 vừa qua. Với những thành công trong công tác đẩy lùi dịch bệnh, nước ta được thế giới ghi nhận.

Hiệu quả của truyền thông trong phòng chống dịch Covid-19 được các cấp lãnh đạo đánh giá cao. Đặc biệt vai trò của Bộ Y tế, cụ thể là Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng Bộ Y tế trong công tác truyền thông rất quan trọng.

{keywords}
 

Ông Lê Quốc Minh – Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chia sẻ, tại buổi sơ kết thông tin tuyền truyền dịch Covid-19, Thủ tướng chính phủ cũng đã đánh giá cao vai trò của truyền thông.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế cũng người dân hoàn toàn tin tưởng vào truyền thông.

Trong thời kỳ đầu, chúng ta phải trông chờ xem thông tin từ nguồn nào là chuẩn. Sau đó, với sự chỉ đạo sát sao của trung ương và sự phân công rõ ràng, giới truyền thông rất yên tâm khi thông tin được cập nhật liên tục. Cụ thể là trên trang web chính thức của Bộ là https://moh.gov.vn/

“Tôi nghĩ sự phối hợp như vậy giảm bớt sự chồng chéo, giúp truyền thông dễ dàng có thông tin rõ ràng, chính xác đưa đến cho độc giả. Chúng tôi rất ghi nhận những nỗ lực từ bộ máy truyền thông của Bộ Y tế”, ông Minh nói.

Ông Minh cho rằng, việc thay đổi nhận thức cho công dân, truyền thông có vai trò rất quan trọng. Ngay khi xảy ra sự việc, chúng ta thấy hoang mang, lo ngại nhưng truyền thông vào cuộc đã góp phần nâng cao hiểu biết cho mọi người giảm lo sợ, hoang mang.

Với những tờ báo nước ngoài đưa tin không chính xác về dịch bệnh ở Việt Nam, nhiều người đã vào bình luận giải thích. Những người đăng tải thông tin sai cũng bị độc giả vào phủ nhận. Như vậy nhờ truyền thông tốt đã giúp người dân yên tâm hơn về dịch bệnh.

Về vấn đề tin thất thiệt, tin xấu, ông Minh khẳng định, Việt Nam có nhiều biện pháp xử lý nếu người đó đưa tin thất thiệt.

“Tôi chưa bao giờ thấy chúng ta có hệ thống đưa tin nhanh, minh bạch, có sự phối hợp nhuần nhuyễn từ trung ương đến địa phương như vậy. Tôi cũng muốn nhấn mạnh lại vai trò của báo chí chính thống vô cùng quan trọng”, ông Minh cho hay

Bình thường mọi người hay lên mạng xã hội để tìm thông tin. Trong đợt dịch bệnh này, vai trò báo chí chính thống đã lấn át các nguồn thông tin không chính thức khác.

Vấn đề tin giả tồn tại trên không gian mạng từ trước đó rất lâu. Thời kỳ covid-19, nó được đẩy lên đỉnh điểm trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, tin giả cũng xuất hiện không ít như: Thông tin chính phủ phun thuốc khử khuẩn lên trời, ăn trứng để diệt virus...

Theo ông Minh, cách xử lý là chúng ta phải đưa thông tin chính xác lên nhanh chóng để mang tính định hướng. Thông qua bài viết, phóng sự kịp thời, những thông tin không đúng đã được truyền thông đính chính, bóc trần.

“Chúng ta hiểu rằng truyền thông không chỉ cơ quan báo chí chính thống mà là cả một hệ thống tuyên truyền. Ở góc độ thông tin chính thống, đối ngoại lẫn đối nội, chúng ta đều làm rất hiệu quả để giúp báo chí nước ngoài hiểu và quan tâm hơn cách làm ở Việt Nam”, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã nhấn mạnh

Một số cơ quan báo chí chính thông đã có sự sáng tạo. Họ vào cuộc bằng việc sáng tác các bài hát như khuyến cáo cách rửa tay được đăng tải trên báo CNN và nhiều báo quốc tế.

Cùng với đó là  tổ chức show diễn có nhiều ca sĩ, từng cá nhân góp phần lan tỏa việc rửa tay, phòng chống bệnh. Nó đã đóng góp cho thành công chung của Việt Nam.

Ông Minh cho biết, trong trường hợp thông tin về dịch, đừng coi số lượng người đọc là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông tin về dịch cần được đối xử một cách hết sức đặc biệt. Yếu tố nhanh cũng tốt nhưng nhanh như thế nào? Bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu là thiếu? thì chúng ta cần có một sự cân nhắc.

Việc điều phối thông tin phải rất uyển chuyển, ít tin thì người dân thiếu thông tin. Nhiều tin thì quá tải, đăng không kịp thời thì mọi người không biết thông tin nhưng đăng ở mức độ nào để không dẫn đến sự hoảng loạn.

Việc làm thế nào để duy trì được luồng thông tin một cách đều đặn, minh bạch, nhanh chóng và cân bằng. Đảm bảo vừa có thông tin diễn biến dịch bệnh, vừa có cách phòng tránh, hiệu quả phòng chống dịch, các phương thức tìm vắc-xin trên thế giới và bổ sung những thông tin về việc làm thế nào để có cuộc sống lành mạnh, an toàn, sau dịch.

Tất cả các thông tin như vậy cần phải có một sự điều phối, tránh thiên về một loại thông tin. Ví dụ: Ngành Y tế đã nỗ lực ra làm sao? Cứu trợ như thế nào? Nghiên cứu cách thức phòng chống mới như thế nào? Sự đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu ra sao?

Nếu điều hòa tất cả những nội dung như vậy một cách hợp lý, có bài bản và không có tình trạng lúc thì nhiều quá, lúc thì ít quá.

“Khi đã cảm thấy bão hòa thông tin, chúng ta vẫn tiếp tục đưa tin để mọi người không được chủ quan. Khi mọi người có dấu hiệu hoảng loạn, chúng ta phải đẩy ra các thông tin để trấn an.

Như lần có ca nhiễm, mọi người đổ xô đi vơ vét hàng hóa. Lúc đó chúng ta trấn an bằng những nội dung: Cung ứng đầy đủ hàng hóa, thực phẩm, đồ dùng. Mọi người không nhất thiết phải đi mua đồ dùng tích trữ như vậy.

Việt Nam đã trấn an được tốt  khi chúng ta giảm được xu hướng đổ xô đi mua đồ. Trong khi ở các nước trên thế giới, mọi người vẫn đổ xô nhau đi mua đồ”, ông Lê Quốc Minh nói.

Quang Sơn