Đảm bảo quyền con người trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện phương châm phòng chống dịch hiệu quả, tiêu biểu là quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.

Để có thể thực hiện công tác phòng, chống dịch một cách hiệu quả, ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 30/01/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

{keywords}
Ảnh minh họa

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo tập trung vào việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh trên toàn quốc, phối hợp với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế; đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và thường xuyên cập nhập thông tin tới các cấp có thẩm quyền. Các tỉnh và thành phố lớn cũng chủ động thành lập các Uỷ ban chỉ đạo riêng tại khu vực, thực hiện sát sao công tác phòng, chống dịch và đảm bảo quyền lợi của người dân.

Nhằm giảm thiểu tối đa những tác động của đại dịch, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc, đã nhanh chóng đưa ra các nguyên tắc, phương châm phòng chống dịch hiệu quả, tiêu biểu là quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Chính phủ đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân trong công tác kiểm soát dịch bệnh; ưu tiên hàng đầu việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm ổn định, an toàn xã hội; đồng thời thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy, duy trì và hồi phục sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

{keywords}
Việt Nam bảo đảm quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19 bằng hành động cụ thể

Tuy nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hồi phục, nhưng trong công tác hỗ trợ người dân trong bối cảnh dịch Covid-19, Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ hoàn toàn các chi phí y tế cho người dân, bao gồm xét nghiệm y tế, thời gian cách ly và đối với những trường hợp nhiễm bệnh thì được điều trị miễn phí. Xuyên suốt thời gian này, Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thanh toán chi phí cho những người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám khi có các triệu chứng nghi ngờ và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính với Covid-19. Trong trường hợp có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng các nghị quyết về gói hỗ trợ với tinh thần “người yếu thế không thấy mình bị bỏ rơi" với gói hỗ trợ an sinh xã hội với tổng kinh phí hơn 62 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 3 tỷ USD) để hỗ trợ hơn 20 triệu người thuộc một số nhóm cụ thể: người lao động hợp đồng tạm nghỉ việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1-4-2020; đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng; hộ nghèo, hộ cận nghèo... nhanh chóng ổn định cuộc sống và hồi phục.

Đối với vấn đề tiếp cận thông tin chính xác về dịch bệnh cho người dân Chính phủ, Bộ Y tế đã luôn có chủ trương công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới. Việt Nam xác định nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 là công khai, minh bạch, không giấu dịch và coi đây là một trong những biện pháp hiệu quả để đẩy lùi dịch, giúp nâng cao ý thức của người dân. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức, cấp độ truyền thông khác nhau nhằm bảo đảm tiếp cận và minh bạch thông tin; đồng thời tránh gây hoang mang, hoảng loạn trong xã hội.

Cụ thể, trên nhiều trang thông tin Chính phủ chính thức, liên tục cập nhập số liệu về tình hình các ca nhiễm trên toàn thế giới; các văn bản chỉ đạo, quy định mới của Chính phủ; các bài tham luận của các chuyên gia y tế về Covid-19; và nhiều những thông tin, văn bản mà người dân có thể tự do truy cập. Ngoài ra, các trang thông tin này còn tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân về công tác phòng, chống dịch thời gian qua để tham khảo nhu cầu, mong muốn của người dân và có cơ sở tiếp tục thực hiện những chính sách hỗ trợ phù hợp hơn trong thời gian tới.

{keywords}
Ảnh minh họa

Các nhà mạng, công ty truyền thông công và tư nhân đều đã có những đóng góp thiết thực trong thời gian qua. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng, công ty truyền thông đã có những khẩu hiệu kêu gọi người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh, đồng thời cũng đã có những tổng đài miễn phí hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của người dân để có thể triển khai hiệu quả các biện pháp phòng dịch ở nhiều cấp.

Nhờ các hành động cụ thể, Việt Nam đã được thế giới ghi nhận là một quốc gia thành công trong phòng, chống dịch Covid-19.

Trong khi Mỹ thông báo số ca nhiễm mới cũng như tử vong ở mức cao kỷ lục mỗi ngày và các nước Liên minh Châu Âu (EU) phải áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, người dân Việt Nam vui mừng trở lại cuộc sống bình thường. Về mặt kinh tế, Việt Nam cũng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Những hành động cụ thể trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19 vừa qua cũng là những minh chứng sống động cho thấy những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người như cam kết tại các công ước quốc tế.

Hòa Bình