Các nhà khoa học Tây Ban Nha và Anh đã đưa ra giả thuyết cho rằng nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal - tổ tiên của loài người - có thể chỉ vì họ không có khả năng để săn thỏ. Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Human Evolution và tóm tắt trong New Scientist.
Kết luận của các nhà nhân chủng học này dựa trên phân tích xương các loài động vật hoang dã được tìm thấy trong các hang động nằm ở Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Niên đại của đá trầm tích mà các tác giả nghiên cứu được xác định là trên 50 ngàn năm.
Không thích nghi được với việc săn bắt thỏ làm thức ăn có thể là nguyên nhân khiến người Neanderthal tuyệt chủng. |
Kết quả phân tích chỉ ra rằng trong khoảng thời gian các nhà khoa học nghiên cứu, đã đủ để xảy ra những thay đối đáng kể của hệ động vật địa phương. Trong đó thay đổi rõ rệt nhất là hiện tượng giảm số lượng, thậm chí biến mất của một số loài có vú, diễn ra khoảng 30 nghìn năm về trước. Kể từ đó, thức ăn chính của những người sống trong hang động chủ yếu là thỏ.
Sự thay đổi của hệ động vật trùng hợp với sự biến mất của người Neanderthal trong vùng bán đảo Iberia. Các tác giả cho rằng người Neanderthal, khác với người hiện đại không có khả năng thay đổi thói quen săn bắt để chuyển đổi đối tượng dùng làm thực phẩm sang những con mồi nhỏ hơn và phong phú hơn. Đó chính là một trong những nguyên nhân tuyệt chủng của họ.
Theo các nhà nhân chủng học, bắt thỏ cần những kiểu thông tin trong nhóm kịp thời hơn mà người Neanderthal lại không thể làm được điều này.
Cạnh tranh không lại được với con người hiện đại là một trong những giả thuyết về sự tuyệt chủng của người Neanderthal được thừa nhận rộng rãi nhất giữa các nhà khoa học. Trước đây, người ta nghi ngờ khả năng săn bắt của người cổ đại nhưng sau này, đã chứng minh được người Neanderthal cũng đã biết cách săn bắt chim, cá và thậm chí cả các loài động vật có vú biển như hải cẩu và cá heo.
Bảo Châu (Theo lenta.ru)