Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các phân tử nước trên hành tinh của chúng ta và vệ tinh duy nhất của nó có cùng một nguồn gốc: do tiểu hành tinh mang đến.

Nước trên Trái đất và Mặt trăng là kết quả của một vụ va chạm với các tiểu hành tinh. Để kết luận như vậy các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Brown (Rhode Island), những người đã nghiên cứu các thành phần của mẫu nằm ở vỏ Mặt trăng, đã xác định được các phân tử nước trên hành tinh và vệ tinh của nó là giống hệt nhau và có cùng một nguồn gốc.

{keywords}

Trước đây người ta cho rằng Mặt trăng tách ra khỏi Trái đất ở giai đoạn đang hình thành hệ Mặt trời (hơn 4,5 tỷ năm trước đây) do một vụ va chạm với sao chổi, có kích thước tương đương sao Hỏa. Họ cho rằng vụ va chạm tạo ra sóng va đập và sóng nhiệt mạnh đến nỗi tất cả nước trên Mặt trăng đã bốc hơi.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trong lớp vỏ sâu của Mặt trăng hiện vẫn có nước. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng xưa nay chẳng bao giờ Mặt trăng hoàn toàn khô. Những vết nước phát hiện khi phân tích các mẫu đất đá lấy từ Mặt trăng về chính là nước của Mặt trăng còn sót lại.

Những nghiên cứu tiến hành năm 2011 chứng minh rằng nước trên vỏ Mặt trăng nhiều hơn ta nghĩ trước đây đến 100 lần. Nguồn nước đó từ đâu ra?

Như ta đã biết, sao chổi và thiên thạch đều có chứa nước và các chất dễ bay hơi khác được hình thành ở một nơi nào đó rất xa của hệ Mặt trời, trên ranh giới của cái gọi là Đám mây Oort.

"Bản thân việc đo lường rất khó khăn nhưng các dữ liệu mới cho thấy rằng thiên thạch chứa cácbon là nguồn chung của các chất dễ bay hơi trên Trái đất và Mặt trăng, và có thể toàn bộ hệ Mặt trời" - các nhà nghiên cứu cho biết.

Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra 98% lượng nước trên Trái đất cũng có nguồn gốc từ thiên thạch nguyên thủy, có nghĩa là, trong khi va chạm, Trái đất đã chuyển cho Mặt trăng chất lỏng này.

Bảo Châu (Theo utro.ru