Vượt 63 triệu đồng/lượng

Kết thúc phiên giao dịch 19/2, giá vàng miếng 9999 tại SJC niêm yết ở mức 62,55 triệu đồng/lượng (mua vào) - 63,27 triệu đồng/lượng (bán ra) khu vực Hà Nội và 62,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 63,25 triệu đồng/lượng (bán ra) tại khu vực TP.HCM.

Trong khi đó, Doji Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 62,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 63,15 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji TP.HCM niêm yết ở mức 62,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 63,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

{keywords}
Đua nhau lập đỉnh (Ảnh:Bảo Anh)

Trong phiên 15/2, giá vàng bất ngờ tăng mạnh, vượt xa mốc 63 triệu đồng/lượng. SJC Hà Nội niêm yết giá vàng miếng ở mức 62,50 triệu đồng/lượng và 63,22 triệu đồng/lượng; SJC TP.HCM niêm yết ở mức 62,50 triệu đồng/lượng và 63,20 triệu đồng/lượng.

Còn Doji Hà Nội giao dịch vàng miếng SJC ở mức 62,40 triệu đồng/lượng và 63,10 triệu đồng/lượng. Doji TP.HCM giao dịch ở mức 62,40 triệu đồng/lượng - 63,10 triệu đồng/lượng

Còn phiên 18/2, giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 62,8 triệu đồng/lượng và bán ra 63,5 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng ở chiều bán ra. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay của vàng miếng SJC.

Ngày đầu năm 2022, vàng ở mức 61 triệu đồng/lượng, đến nay đã vượt 63,5 triệu. Tăng tới hơn 2 triệu đồng/lượng. Đây là mức tăng kỷ lục của giá vàng trong thời gian gần đây.

Mức cao nhất 8 tháng

Giá vàng thế giới chạm mức 1.900 USD/ounce vào thứ 5, mức cao nhất kể từ tháng 6. Kết thúc tuần giao dịch, giá vàng hợp đồng tháng 4 trên sàn Comex ở mức 1.899,10 USD/ounce, tăng 3% trong tuần. Đây là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.

Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết trên Reuters rằng tình hình thực sự trở nên không chắc chắn và lo ngại tăng cao, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn được giới đầu tư tin tưởng. Theo các nhà phân tích, nếu Nga thật sự tấn công Ukraine thì giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Các nhà đầu tư vào kim loại quý cũng đã và đang theo dõi chặt chẽ diễn biến chính sách tiền tệ, với việc Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất để đối phó với lạm phát tăng cao.

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới, vàng là tài sản chiến lược, bổ sung cho cổ phiếu và trái phiếu, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư. Đồng thời vàng là kho của cải và hàng rào chống lại rủi ro hệ thống, giảm giá tiền tệ và lạm phát, có tính thanh khoản cao, không có rủi ro tín dụng và khan hiếm, về mặt lịch sử vẫn giữ nguyên giá trị theo thời gian.

Giá vàng đã tăng trung bình gần 11% mỗi năm kể từ năm 1971. Vàng cũng có thể cung cấp tính thanh khoản, vì thị trường vàng có tính thanh khoản cao.

Ông Peter Spina, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của chuyên trang về thị trường vàng GoldSeek (Mỹ) cho biết dù e ngại về căng thẳng Ukraine – Nga vẫn chiếm trang đầu, động lực chính đằng sau đợt tăng giá này của vàng vẫn là lạm phát gia tăng.

Theo ông, xu hướng này vẫn mạnh và giá vàng có thể nhanh chóng tiếp tục đi lên để đạt được mục tiêu tiếp theo là 1.920 USD/ounce.

Ngân hàng đầu tư toàn cầu RBC Capital Markets dự báo, mức cao nhất giá vàng 2022 hơn 2.024 USD/ounce. 

Bảo Anh

Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kéo giá vàng tăng phi mã như thế nào?

Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kéo giá vàng tăng phi mã như thế nào?

Thị trường dầu giờ đây đang đương đầu với tình trạng thiếu hụt về nguồn cung, đây là điềm báo trước về sự bùng nổ giá các sản phẩm nông sản cũng như vàng do áp lực lạm phát dâng cao.