Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tập trung phát triển cộng đồng tại 26 huyện nghèo của 06 tỉnh liền kề nhau bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi ở khu vực Tây Nguyên và Miền Trung.

{keywords}
Dự án cũng đã hoàn thành xây dựng 73 cây cầu treo.

 

Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của những huyện này khoảng 49% với tổng mức dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu phát triển của Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên là cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo và các cộng đồng ở vùng cao nguyên và miền Trung Việt Nam.

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Sau 5 năm thực hiện, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hoàn thành tốt đẹp. Dự án đã thực hiện tổng số hơn 2.100 tiểu dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm xây mới và cải tạo đường nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, xây dựng hệ thống nước tự chảy…

Tới nay, hơn 439 km đường nông thôn đã được xây dựng, góp phần tạo thuận tiện cho người dân đi lại, giảm chi phí vận chuyển, thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm và mở rộng vùng sản xuất. Dự án cũng đã hoàn thành kiên cố hóa kênh mương và đập thủy lợi tại một số xã của dự án, mở rộng vùng tưới lên hơn 4.000 ha, góp phần tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng hàng năm.

Bên cạnh đó, Dự án cũng đã hoàn thành xây dựng 73 cây cầu treo, một số cống và ngầm tràn và 141 hệ thống nước tự chảy cung cấp nước sạch cho hơn 1.000 hộ gia đình.

Ngoài ra, dự án cũng đã hỗ trợ trực tiếp người dân thực hiện các mô hình sinh kế thông qua hơn 4.500 tiểu dự án sinh kế với loại hình trồng trọt hoặc chăn nuôi nhằm tự chủ và đa dạng hóa thu nhập, cũng như phát triển liên kết thị trường. Người dân được dự án hướng dẫn tự thành lập hơn 4.100 tổ nhóm cải thiện sinh kế để liên kết các hộ có cùng mục tiêu và loại hình trồng trọt hoặc chăn nuôi…

Trong đó, 42 tổ nhóm là Tổ nhóm liên kết thị trường. Tới nay đã có gần 59.000 hộ nghèo và cận nghèo nhận được hỗ trợ trực tiếp từ dự án cho các hoạt động sinh kế, bao gồm con giống như bò, dê, heo, gà… để nuôi sinh sản và cây giống như lúa, ngô, dứa, chuối… kèm theo vật tư nông nghiệp cho năm đầu tiên và tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho nông dân. Hiện nay, hơn 1.800 tổ nhóm sinh kế vẫn còn duy trì hoạt động.

Một số mô hình kinh tế hộ đang mang lại hiệu quả rất cao như nuôi heo rừng lai, nuôi dê bách thảo, nuôi bò cỏ…

H.Duy