Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo, Make in Vietnam là ngọn cờ, là định hướng cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT, như một phần quan trọng trong phương hướng triển khai chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam ngành Thông tin và truyền thông trong thời gian tới.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành thông tin và truyền thông, ông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, định hướng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải những bài toàn Việt Nam đồng thời Việt Nam với những vấn đề của chính mình là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt.

{keywords}
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu. Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Và cũng từ đó Việt Nam thành một nước phát triển và hùng cường.

Bộ thông tin và truyền thông đã và đang xây dựng chiến lược Make in Vietnam, sâng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Make in Vietnam là ngọn cờ, là định hướng cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT, như một phần quan trọng trong phương hướng triển khai chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam ngành Thông tin và truyền thông trong thời gian tới.

Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chủng ta như một quốc gia toàn càu và công dân toàn cầu. Ngoài việc sử dụng công nghệ của nhân loại thì cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.

Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài khi góp phần phát triển công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Cuộc vận động sẽ tạo ra thị trường quan trọng nhất cho ngành công nghiệp ICT.

{keywords}
Thông điệp "Make in Vietnam"

Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia, nếu chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ Việt thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là giai đoạn đầu, để sinh ra các công ty công nghệ.

Chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực từ doanh nghiệp tới chính phủ và xã hội, cũng sẽ tạo ra thị trường vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Bên cạnh đó, với bản lĩnh người Việt Nam thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể, lại có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc hãy kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, để người Việt Nam sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các daonh nghiệp công nghệ Việt Nam với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ICT.

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ TT&TT đã kịp thời chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về cuộc vận động, góp phần thay đổi nhận thức của toàn xã hội về chủ trương của cuộc vận động.

Các doanh nghiệp trong ngành đã tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, qua đó từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt Nam thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành đều nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động, hiểu và đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc đẩy kích cầu trong sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp Việt.

Trong quá trình thực hiện Cuộc vận động, Bộ đã chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tập trung cho đầu tư phát triển, điều chỉnh phương án kinh doanh đẩy mạnh sản xuất và dịch vụ để chiếm lĩnh thực trường trong nước và vươn ra quốc tế. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel) đã sản xuất ra nhiều sản phẩm dịch vụ chiếm lĩnh thị trường Việt và vươn ra các thị trường các nước Lào, Campuchia, Haiiti,..

Các dịch vụ thông tin và truyền thông thiết yếu như dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình trả tiền đều do doanh nghiệp trong nước cung cấp và làm chủ. Các sản phẩm thiết bị đầu cuối của thông tin truyền thông do Việt nam sản xuất ngày càng được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận.

Về lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ đã chỉ đạo và ban hành các cơ chế để đẩy mạnh sản xuất các máy tính có nhãn hiệu Việt Nam, đáp ứng cho chiến lược thực hiện “chính quyền điện tử”.

Bên cạnh đó, hàng năm Bộ đều xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức chương trình sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt – Vietnam ICT Brand theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động nhằm xúc tiến thương mại cho các sản phẩm dịch vụ CNTT, đẩy mạnh văn hóa tiêu dùng hàng Việt, khuyến khích các doanh nghiệp CNTT sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt.

Duy Anh