Đến năm 2030, Đông Nam Á sẽ sản xuất khoảng một nửa các máy tính cá nhân được sử dụng trên khắp thế giới, theo dự báo của tổ chức nghiên cứu Đài Loan. Tại Đông Nam Á, Việt Nam và Thái Lan sẽ trở thành hai trung tâm sản xuất chủ chốt, theo tin từ Nikkei.

Khu vực Đông Nam Á sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu, viện nghiên cứu Market Intelligence & Consulting Institute (MIC) nhận định.

Theo lý giải của MIC, chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc cũng như việc nhiều doanh nghiệp muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất dự kiến sẽ khiến cho hoạt động đầu tư sản xuất máy tính cá nhân tại Đông Nam Á ngày một nhiều hơn.

{keywords}
Ảnh: Reuters

Năm ngoái, tổng số máy tính cá nhân sản xuất ra trên toàn cầu ước tính khoảng 160 triệu chiếc. Trung Quốc sản xuất khoảng 90% trong số này, phần lớn hoạt động sản xuất chịu sự giám sát của các công ty Đài Loan. Đông Nam Á chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng quy mô sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu.

Dựa trên số liệu có được từ các cuộc phỏng vấn với nhà sản xuất, MIC tính toán rằng tỷ lệ thị phần của Trung Quốc trong tổng quy mô hoạt động sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu sẽ giảm từ 90% xuống còn 40% vào năm 2030. Có thể lấy ví dụ công ty Wistron của Đài Loan sẽ sản xuất máy tính cá nhân dưới sự ủy quyền của thương hiệu Mỹ tại Việt Nam.

Một số công ty máy tính Đài Loan khác ví như Compal Electronics đang cân nhắc mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Công ty Quanta Computer, công ty sản xuất máy tính cá nhân theo hợp đồng lớn thứ 3 thế giới, dự kiến sẽ sản xuất máy tính cá nhân tại Thái Lan.

Công ty Hon Hai Precision Industry hay còn được biết đến với cái tên Foxconn, công ty hiện đang giữ vị trí nhà sản xuất các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, nhiều khả năng sẽ sản xuất máy tính cá nhân tại Việt Nam.

Số lượng máy tính cá nhân sản xuất ra trong năm nay dự kiến sẽ tăng 6% lên 170 triệu chiếc. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhu cầu giao tiếp và học tập từ xa tăng lên, đồng thời nso cũng khiến cho nhu cầu tìm hiểu kiến thức dựa trên nền tảng của Google tăng cao hơn.

Khi mà Tổng thống Indonesia Joko Wikodi công bố về khu công nghiệp mới tại Batang trên đảo Java, thông điệp của ông gửi đến thế giới đã rõ ràng: Indonesia đang mở cửa đón hoạt động kinh tế.

Theo một bài đăng mới đây trên báo Nikkei, việc mở rộng thu hút đầu tư không phải chỉ của riêng Indonesia mà còn của rất nhiều nước khác trong khu vực. Tổng thống Indonesia tuyên bố: “Chúng tôi muốn đón nhận các công ty không phải chỉ từ Trung Quốc mà còn từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và bất kỳ nước nào trên thế giới chuyển đến đây”.

Động thái của Indonesia là một phần trong xu thế đang diễn ra khắp Đông Nam Á, đó là khi mà các nước đẩy mạnh nỗ lực để thu hút đầu tư ngoại, họ nhắm đến các công ty đang tính đến việc thay đổi chuỗi cung ứng sau khi đại dịch Covid-19 gây ra nhiều gián đoạn khắp Trung Quốc.

Cho đến nay, chính phủ nhiều nước trong khu vực này đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển nhà máy từ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày một căng thẳng.

Tuy nhiên khi mà theo tính toán mới nhất của Liên hợp quốc (UN), đầu tư ngoại vào các nước mới nổi châu Á được cho là sẽ giảm đến 45% trong năm nay, chính phủ các nước đương đầu với cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành “miếng bánh” đầu tư. Tổng thống Indonesia nói: “Nếu nước nào đưa ra mức giá đất cụ thể bao nhiêu, chúng tôi sẵn sàng chỉ tính một nửa mức giá đó”.

Indonesia có kế hoạch thành lập 19 khu công nghiệp trước năm 2024. Indonesia đồng thời hạ thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 22% trong năm nay từ mức 25% trước đó. Sau đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống mức còn 20% trong năm 2022, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu.

Chính phủ nhiều nước khác trong khu vực cũng đang đẩy mạnh hút dòng vốn đầu tư.

Ban đầu tư thuộc chính phủ Thái Lan mới đây đã thông qua chương trình hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, chính phủ Thái Lan muốn nhắm trực tiếp đến những công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

(Theo BizLIVE)