Người lao động tự do hay có thu nhập thấp thường khó tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng. Tuy nhiên, gần đây các ngân hàng đã và đang chú trọng vào phân khúc đầy tiềm năng này.

Ngân hàng - ‘bà đỡ’ của người lao động nghèo

Nhiều người có thu nhập thấp hiện phải vay với lãi suất cao từ tín dụng đen dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Đơn cử như tháng 5/2016 một vụ án nghiêm trọng tại trung tâm quận 1, Tp.HCM đã gây rúng động dư luận vì vụ việc liên quan đến một nhóm côn đồ chuyên cho vay lãi từ 30-50%/tháng với người lao động thu nhập thấp.

Gần đây, với sự thanh kiểm tra gắt gao từ các cơ quan chức năng phần nào hiện tượng này lắng xuống. Tuy nhiên, những vụ việc như tại khu vực Hồ Con Rùa (quận 1, Tp.HCM) vừa qua đã lại một lần nữa khiến nhiều người lo lắng. Cơn sóng ngầm “tín dụng đen” vẫn còn đó chứ không hề mất đi. Là bởi còn cầu thì còn cung, khi mà bà con lao động thấp vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn sinh kế từ những tổ chức tín dụng uy tín.

{keywords}

Thương hiệu “ngân hàng cộng đồng” trước đây ở các Ngân hàng TMCP còn mới lạ với nhiều người, tuy nhiên đây chính là ngách thị trường mới mà hầu hết các ngân hàng Việt bắt đầu cạnh tranh mạnh xuất phát từ nhu cầu bức thiết của nhóm khách hàng này. 

Ông Lê Quang Vu, Tổng Giám đốc ngân hàng Cộng đồng (Maritime Bank) cho biết: “Mô hình ngân hàng cộng đồng đang ngày càng phát triển nhanh chóng. Một số ngân hàng đầu tư mạnh về hệ thống mạng lưới, nhân sự rải khắp vùng sâu, vùng xa để dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng như: viên chức địa phương, tiểu thương, công nhân, nông dân… Một số ngân hàng nhờ đó mà khẳng định tên tuổi như “ngân hàng là “bà đỡ” của công nhân các khu công nghiệp”, “ngân hàng đồng hành cùng các tiểu thương”, “ngân hàng của các bác hưu trí”…”.

“Hiện ngân hàng cộng đồng có nhiều gói cho vay từ nhỏ lẻ đến theo nhóm dành cho nhu cầu hầu hết các khách hàng có thu nhập thấp. Đối với tiểu thương, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phân khúc khách hàng này, tùy theo tình hình thực tế mà ngân hàng có thủ tục và hạn mức cấp vốn phù hợp. Những tiểu thương không có chứng từ chứng minh doanh thu/thu nhập hay không thể xác nhận đầy đủ về thời gian kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh vẫn có cơ hội vay vốn từ ngân hàng”, ông Vu cho biết thêm. 

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt cũng có gói vay theo nhóm cho các khách hàng hưu trí, viên chức thu nhập thấp đến trung bình hay đối tượng công nhân các khu công nghiệp. “Hình thức vay nhóm nhằm giảm tối đa thời gian làm thủ tục và tối ưu khoản vay, thời gian vay cũng như lãi suất cho khách hàng” - đại diện một ngân hàng cho biết.

{keywords}

Đòi hỏi cả tâm lẫn tầm của ngân hàng

Mặc dù tiềm năng lớn, nhưng việc cho vay đối với những khách hàng nhỏ lẻ, thu nhập ở mức trung bình và không tài sản thế chấp, thậm chí giấy tờ không rõ ràng... trên thực tế dễ đem lại rủi ro mất vốn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư nguồn nhân lực đông, vừa để tiếp cận, thẩm định tình hình thực tế của khách hàng, quản lý hồ sơ vay, cũng như thu nợ theo ngày/tuần...  Điều này khiến các nhân sự hoạt động ở ngân hàng cộng đồng vừa phải có tâm và có tầm.

Ông Lê Ngân Giang, Trưởng nhóm tín dụng nông ngư nghiệp của Maritime Bank tại tỉnh Đồng Tháp kể một câu chuyện về việc quan tâm sâu sát với khách hàng. Trong một lần tình cờ ghé thăm, ông Giang biết được khách hàng đang bị thương lái tại Ấp ép giá. Ngay lập tức ông Giang vận dụng quan hệ tìm cho khách hàng một thương lái khác với giá mua cao hơn cho khách hàng. “Khách hàng vui lắm và gắn bó suốt với ngân hàng trong nhiều năm qua”, ông Giang kể. 

Theo bà Lương Khánh Tường, Giám đốc Maritime Bank chi nhánh Phú Yên, trong tuyển dụng, ngân hàng cũng chọn những người am hiểu địa phương cũng như có uy tín ở nơi họ sinh sống. Bà Tường cho biết thêm, hiện chi nhánh bà có ba nhân viên kinh doanh trên 60 tuổi nhưng tháng nào cũng đứng trong top 20 nhân viên xuất sắc toàn ngân hàng. Thành công các anh có được là nhờ ở sự tận tụy, chân thành và luôn được khách hàng tin tưởng.

Anh Vũ