Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa yêu cầu các địa phương đánh giá việc thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, qua đó làm căn cứ đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021 theo quy định của Bộ luật Lao động.

Thông qua việc rà soát nhằm đánh giá khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp cũng như những người sử dụng lao động khác trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng và trả lương cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có dự thảo lấy ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021. Theo Bộ này, việc không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 là phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đồng tình với đề xuất này của Bộ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong văn bản góp ý mới đây cho rằng, phương án không tăng lương tối thiểu năm 2021 nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo việc làm, không sa thải người lao động.

Dựa trên thực tế ngành thủy sản, hiệp hội này cho biết, giãn cách xã hội và các biện pháp chống dịch khiến cho hoạt động sản xuất nguyên liệu, chế biến xuất khẩu bị sụt giảm. Cùng đó, hoạt động logistic khó khăn tắc nghẽn, chi phí sản xuất và xuất khẩu tăng, khiến cho giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm 2% năm 2020.

Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và thị trường thì nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp lớn cũng khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp nhỏ thực sự khó khăn vì thiếu vốn, nợ ngân hàng.

“Doanh nghiệp thủy sản đang cố gắng duy trì việc làm cho hàng ngàn lao động tại các nhà máy chế biến. Nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn vẫn còn ẩn chứa nhiều bấp bênh. Công suất nhà máy cũng đã phải giảm đáng kể theo các đơn hàng. Chi phí sản xuất đang đội lên càng chồng chất thêm khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản”, đại diện Hiệp hội thủy sản lý giải.

Về thay đổi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng sang ngày 1/7 hàng năm thay vì 1/1, VASEP đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh từ ngày 1/1 như đã thực hiện trong thời gian vừa qua, vì đó là thời điểm bắt đầu năm tài chính của Việt Nam.

Việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các chế độ đãi ngộ cho người lao động vẫn được các doanh nghiệp tính toán theo thời điểm đầu năm. Hơn nữa, việc tăng lương, thưởng và các chế độ khác cho người lao động tính từ đầu năm mới cũng phù hợp với tâm lý và nhu cầu của người lao động.

Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhiều lần nêu quan điểm không nên tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021.

Đặc biệt là trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 4 bùng phát rộng trong các khu công nghiệp khiến rất nhiều doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng lớn bị ảnh hưởng.

Theo bà Hương, trong tình hình hiện nay, mục tiêu trước mắt là bảo vệ việc làm và đảm bảo an sinh tối thiểu cho người lao động, khi tình hình khá hơn thì mới tính đến chuyện tăng lương. Vì lẽ đó, khi các doanh nghiệp đang khó khăn mà tăng lương trong thời điểm này sẽ là “không đúng cả về lý lẫn tình”.

(Theo VnEconomy)

Rà soát lương tối thiểu vùng để tính mức lương cho năm 2022

Rà soát lương tối thiểu vùng để tính mức lương cho năm 2022

Để có cơ sở đề xuất mức lương tối thiểu áp dụng cho tới gian tới, đặc biệt là năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản yêu cầu các địa phương báo cáo, đánh giá về tình hình thực hiện lương tối thiêu vùng thời gian qua.