Bộ bàn lũa từ gỗ gù hương được chạm trổ tinh xảo rồng cuốn hổ ngồi khiến khách xem hết sức trầm trồ. Chủ nhân của nó là một người trẻ tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

{keywords}

Không ít người đã phải dừng chân ngắm nghía, xin phép được ngồi thử, chụp ảnh lưu niệm cùng với bộ bàn ghế độc nhất vô nhị,... dù chủ nhân của nó đang tất bật cẩu, xếp đặt từ xe xuống khuôn viên trưng bày, giữa cái nắng đầu hè oi ả.

{keywords}

Tác phẩm nghệ thuật có một không hai này được làm bằng gù hương - loại gỗ tinh dầu thuộc nhóm những loại gỗ quý hiếm của vùng núi đá Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang.

{keywords}

Điểm nhấn nổi bật nhất của bộ bàn ghế là chiếc “ghế vua”, được chạm hình 5 con rồng đang cuộn từ đầu ghế tới tay vịn, theo thế “ngũ long”.

{keywords}

Với kích thước của một chiếc ghế đại, làm từ gỗ nguyên khối nạc của một thân cây lớn, có vai dựa, tay vịn,... nên một người lớn có thể ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế này.

{keywords}

Ba đầu rồng được tạc ở phía trên đỉnh đầu người ngồi, hai đầu rồng còn lại nằm ở hai bên tay vịn.

{keywords}

Cân đối hài hòa với chiếc “ghế vua” là chiếc bàn hình ô-van được trạm trổ rất kỳ công.

{keywords}{keywords}

Một chiếc kệ chân trạm trổ hai con rùa với đường nét tinh xảo, là “phụ kiện” đi cùng để các ông chủ kê chân lên khi ngồi trên ghế vua.

{keywords}

Bộ bàn ghế hoàn chỉnh này gồm một ghế vua, một bàn chính, bốn đôn gỗ có trạm trổ tinh xảo, hai chiếc đôn để kê hai cây thông được trạm khắc từ gỗ.

{keywords}

Một chiếc kệ chân trạm trổ hai con rùa với đường nét tinh xảo, là “phụ kiện” đi cùng để các ông chủ kê chân lên khi ngồi trên ghế vua.

{keywords}

Món đồ vô giá này thuộc về ông chủ trẻ sinh năm 1979 ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Anh nhận lời tham dự triển lãm sinh vật cảnh do Hội Sinh vật cảnh Thăng Long - Hà Nội tổ chức.

{keywords}

Ngoài bộ bàn ghế “ngũ long”, chiếc bàn gù hương nguyên khối có kích thước rộng chừng 3m2, nặng hàng tấn cũng là “của hiếm” có một không hai.

Nguyễn Toan