{keywords}

Tỉnh Lâm Đồng có gần 160 hecta trồng atiso, trong đó TP.Đà Lạt 120ha  và huyện Lạc Dương khoảng 40 hecta; sản lượng mỗi năm đạt sản lượng khoảng 6.021 tấn. Vùng trồng atiso ở TP Đà Lạt vào thu hoạch khi cho cây to đều, cánh dày, người nông dân tất bật hái bông bán cho thương lái khi đây là một trong những sản phẩm đặc trưng của thành này. 

{keywords}

Tại vườn rộng 2 hecta của anh Nguyễn Thế Hoàng, atiso được phân theo từng luống để dễ chăm sóc, theo dõi. Sáng sớm, công nhân kiểm tra từng gốc, hoa nào đạt chất lượng sẽ thu hoạch. Theo anh Hoàng, một sào anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng, sản lượng 1,2 tấn. Năm nay, thời tiết thay đổi thất thường, một sào gia đình anh thu hoạch chỉ một tấn. Nhưng nhờ thương lái đặt mua đều, có đầu ra, nên bám trụ với nghề này đã hơn 10 năm.

{keywords}

Thời tiết nắng nóng, cùng với đất ẩm ướt dễ có côn trùng, nam công nhân Pinang Khuyết phải đeo găng tay, mang theo ủng và đội nón kín để làm việc.  Anh Khuyết quê Ninh Thuận, tới Lâm Đồng làm việc gần 5 năm. “Công việc tại đây không quá vất vả, chủ vườn lo các chi phí sinh hoạt, chỗ ở nên mỗi tháng 6 triệu tôi vẫn dư ra để lo cho gia đình”, anh Khuyết nói. 

{keywords}
Tại vườn của anh Hoàng thường có khoảng 4 lao động. Mỗi ngày, họ thu hoạch khoảng 300 kg hoa để kịp giao cho thương lái đặt hàng trước. 
{keywords}
Công việc này không cần chuyên môn, nhưng phải chăm chỉ, và biết được hoa nào đủ già để thu hoạch. Người làm chỉ cần dùng liềm cắt bỏ lá xung quanh, để lại đoạn thân dài chừng 20 cm và hoa.
{keywords}
Lối đi tại vườn ngoằn nghèo, nằm trên đồi cao, xe không thể vào tận nơi. Trên mỗi luống trồng, người làm tạo những đường đất để dễ đi lại, tưới tiêu, chăm sóc và vận chuyển. Pinang Khuyết cùng KaTror Sấm (25 tuổi, đi trước), phải vác các sóng nhựa ra điểm tập kết cách đó khoảng 200m để xử lý.
{keywords}

Atiso sau khi thu hoạch được công nhân cắt tỉa gọn gàng, rồi đóng gói giao cho khách. Hiện, giá mỗi bán bông tươi giá 80.000 -300.000 đồng một kg, tùy vào bông to, nhỏ khác nhau, và thời điểm của thị trường. 

{keywords}
Chủ vườn chủ bán hoa tươi cho các thương lái tại chợ, và đưa đi TP HCM và một số tỉnh lân cận. Atiso tươi ngoài đưa đi các nơi, người dân địa phương cũng tới vườn mua về làm trà uống, hoặc chế biến thức ăn.

 

{keywords}
Búp hoa atiso khi thu hoạch to, đều nhìn rất bắt mắt. Atiso là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt đắng, không động, nhiều thành phần bổ dưỡng cho sức khỏe nên được mọi người lựa chọn dùng làm trà, hay chế biến các món ăn.
{keywords}

Ngoài trồng atiso làm thương phẩm, nông dân Đà Lạt còn hướng tới phát triển du lịch canh nông. Tới đây, du khách sẽ được thăm vườn, trải nghiệm trực tiếp hai atiso, và chụp ảnh. Lan Anh, một cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, mỗi khi có thời gian Lan Anh lại cùng bạn bè đến vườn ngắm hoa, chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp, cũng như mua hoa về để sử dụng. 

{keywords}

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển atiso là cây dược liệu chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Đồng thời, địa phương này hướng tới việc gắn kết nông dân trồng cây này với các doanh nghiệp chuyên về sản phẩm này để nâng cao giá trị của atiso.

Xuân Ngọc

Sắp 8/3, hoa màu xanh to như bắp cải, bán cả cân giá đắt như thịt bò Mỹ

Sắp 8/3, hoa màu xanh to như bắp cải, bán cả cân giá đắt như thịt bò Mỹ

Gần đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, bông hoa Atiso có màu xanh đang được rao bán nhiều trên thị trường. Rất nhiều chị em đặt mua loại hoa này dù được bán theo cân với giá như thịt bò Mỹ.