Rau dớn có tên khoa học Diplazium esculentum, là loại cây thân thảo, cao trung bình 50 - 70 cm, giống cây dương xỉ, nhưng lá dớn nhỏ hơn, càng hái nhiều thì cây càng phát triển.

Rau dớn chứa đến 86% nước, có nhiều chất dinh dưỡng, cây thường mọc ở khe suối, ven bờ suối, nơi có nhiệt độ ẩm thấp, mọc thành vạt, có nơi mọc thành từng đám.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 1.

Lá dớn có mặt xanh bóng, sẫm màu, không có lông cả 2 mặt, gốc cây có màu đen cơm cháy. Phấn lá chỉ xuất hiện ở lá già, cọng non cuộn từ những cành có ít lông ở phần cuống ở trên rừng rất nhiều.

Khi thu hái rau dớn người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 2.

Theo y học, dớn là loại rau mát, có tính giải nhiệt cao trong mùa nắng nóng, chữa cảm, viêm họng… Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt cho cơ thể, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 3.

Rau dớn được người Trung Quốc gọi là "rau trường sinh" mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là "vua" các loại rau. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 4.

Rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được. Mùa nắng, rau rất hiếm. Khi cơn mưa giao mùa xuất hiện, rau dớn chen nhau mọc lên tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc trong suốt mùa mưa. Sau mỗi đợt hái, khoảng 5 ngày sau, người dân lại đến hái đợt hai.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 5.

Bởi chỉ sinh trưởng và phát triển trong rừng nên trước đây rau dớn chỉ xuất hiện trên mâm cơm của người Cơ Tu, H’mông… Cuối năm, người Cơ Tu thường vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Nó không những được xem là vua của các loại rau mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 6.

Giờ đây, rau dớn băng rừng xuống Thủ đô được bán với giá cao ngất ngưởng nhưng được các tiểu thương đánh giá "hàng về bao nhiêu hết bấy nhiêu", thậm chí còn "cháy hàng" không có để bán.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 7.

Hiện rau dớn đã trở thành thực đơn trong nhiều nhà hàng sang trọng, giá không hề rẻ, khoảng 200.000 đồng một kg.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 8.

Chị Đinh Thị Huế (Nguyễn Xiển, Hà Nội) chia sẻ, nhà chị có sở thích ăn rau rừng từ vài năm nay. Khi đó, chị được một người quen cho một ít rau dớn để ăn thử. Sau khi ăn thấy ngon, chị thường xuyên mua các loại rau rừng như bò khai, rau dớn hay rau tàu bay để ăn.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 9.

"Dù giá thành của những loại rau này không hề rẻ, có loại giá đến 200.000 đồng một kg tuy nhiên, vì là rau sạch và ông xã thích ăn nên tôi thường xuyên mua về để xào thịt bò hoặc đôi khi làm món nộm. Mùa nào thức đó, mùa măng đắng, gia đình chúng tôi mua măng, mùa rau dớn thì mua rau dớn." - chị Huế nói.

Hà Nội: Sốt xình xịch mua rau trường sinh vài trăm nghìn một kg vì được cho là có tác dụng chữa bệnh - Ảnh 10.

Rau dớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều nước. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Loại rau rừng 'ngon - bổ - rẻ' ở miền Tây được mệnh danh là 'thần dược'

Loại rau rừng 'ngon - bổ - rẻ' ở miền Tây được mệnh danh là 'thần dược'

Thiên hạ vẫn nghi ngờ mấy loại thực phẩm quảng cáo “Ngon - Bổ - Rẻ”. Ngon, bổ thì không rẻ. Bổ, rẻ thì không ngon hay ngon, rẻ thì không bổ. Đọt choại thì khác...