Bỏ lúa, ngô trồng dược liệu làm giàu

Hẹn mãi, cuối cùng tôi cũng gặp được chị Phạm Thị Mai (40 tuổi, xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn, hoạt bát lúc nào cũng bận rộn với đủ thứ việc. Dành được chút thời gian, chị tâm sự về sự "bén duyên" với những cây lạ hoắc, giờ là nguồn sống của gia đình và người dân địa phương.

Trước đây, người dân phải loay hoay với đủ loại cây trồng trên cánh đồng xã Yên Thái để đủ ăn. Thấu hiểu được việc trồng cây nông sản truyền thống kém hiệu quả, chị Mai luôn đau đáu tìm giải pháp, hướng đi mới để phát triển kinh tế địa phương.

{keywords}
Chị Mai bên cánh đồng trồng toàn cây dược liệu quý để chưng cất tinh dầu.

Năm 2018, sau khi tham dự lớp tập huấn về mô hình trồng cây dược liệu chưng cất tinh dầu ở Vĩnh Phúc, chị Mai nhận thấy đây là cơ hội tốt để làm giàu trên chính mảnh đất quê mình, bởi làm ruộng đâu chỉ trồng mãi lúa, ngô, khoai…

Về quê nhà, chị Mai thuê lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp sản kém hiệu quả của người dân, sau đó đưa giống các loại cây dược liệu như: Hương nhu, bạc hà, mùi, xả chanh về trồng và chăm sóc.

{keywords}
Chị Mai đưa nhớ lại lúc đầu đưa về trồng toàn cây lạ hoắc, nhiều người bảo bị "khùng".

"Thấy vợ chồng tôi thuê đất trồng toàn loại cây lạ hoắc, mọi người ai cũng bảo bị "khùng". Mặc mọi người nói ngược nói xuôi, tôi cứ cần mẫn chăm bón các loại cây quý. Khi chúng tốt tươi, đủ tuổi thì cắt về để chưng cất lấy tinh dầu", chị Mai kể.

Người phụ nữ U40 chia sẻ thêm, không ngờ các cây dược liệu lại phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu đất đồng quê chị đến thế. Cây nào cây nấy xanh tốt, cho ra chất lượng tinh dầu hoàn hảo ngoài mong muốn. Từ đó, loại cây này đã mở ra hướng đi mới để chị bắt đầu làm giàu từ đây.

Chiết tinh dầu thu tiền tỷ mỗi năm

Trồng và thử nghiệm thành công cây dược liệu chưng chất tinh dầu. Chị Mai cùng chồng dốc toàn bộ vốn liếng vào đầu tư xây nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị dây chuyền để chưng cất tinh dầu.

{keywords}
Nhiều người dân tham gia trồng cây dược liệu để trưng cất tinh dầu cùng gia đình chị Mai.

Diện tích đất thuê được của các hộ dân, chị Mai thuê người trồng hết các giống cây dược liệu. Ngoài ra, chị còn vận động người dân trong xã, địa phương lân cận liên kết sản xuất, cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm. Nhờ thế mà nhiều hộ gia đình có điều kiện vươn lên để làm giàu.

"Dây chuyền trưng cất tinh dầu của gia đình tôi hiện nay mỗi ngày có thể tiêu thụ 4 tấn nguyên liệu, cho ra khoảng 30 lít tinh dầu mỗi ngày. Các sản phẩm tinh dầu của gia đình làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Đa phần làm không đủ đơn đặt hàng vì nguồn nguyên liệu còn ít", chị Mai chia sẻ.

Chị Mai đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm để bán ra thị trường các lọ tinh dầu thành phẩm. Còn lại phần lớn là xuất bán các loại tinh dầu thô cho các công ty lớn ở Hà Nội. Năm 2020, xưởng sản xuất của gia đình chị Mai chưng cất được hơn 500 kg tinh dầu các loại, doanh thu đạt 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí còn hơn 600 triệu đồng.

{keywords}
Nhờ cây dược liệu chị Mai đưa giống về trồng, bao tiêu sản phẩm, nhiều hộ dân tại địa phương vươn lên làm giàu.

Hiện nay, xưởng sản xuất của gia đình chị Mai cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 3-3,6 triệu đồng/người/tháng.

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng dược liệu của gia đình, chị Mai khoe: "2ha cây bạch đàn chanh được nhập giống từ Úc về hiện đã bén rễ và tươi tốt, khi cho thu hoạch giá trị sẽ rất cao. Đây cũng là cây dược liệu quý sẽ giúp gia đình tôi phát triển hơn nữa trong tương lai", chị Mai nói.

(Theo Dân Trí)

Ngải  tím: Loại củ rừng siêu đắt, đặt trước vài tháng mới có

Ngải tím: Loại củ rừng siêu đắt, đặt trước vài tháng mới có

Được coi là vị thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, gừng đen thường mọc ở vùng núi cao, được nhiều người lùng mua bất chấp giá vô cùng đắt đỏ, lên đến 1-1,5 triệu đồng/kg.