Dữ liệu mới nhất cho thấy tuyến đường sắt dài 1.035 km, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với thủ đô Viêng Chăn của Lào, đã vận chuyển khoảng 670.000 hành khách và 170.000 tấn hàng hóa trong tháng đầu tiên.

Tàu Lào - Trung Quốc

{keywords}
Hai nhân viên trên chuyến tàu Lào - Trung Quốc.

Đường sắt Trung Quốc-Lào giúp tạo dựng một tuyến hậu cần mới giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cắt giảm thời gian di chuyển của các chuyến tàu hàng nối Côn Minh và Viêng Chăn xuống chỉ còn 30 giờ khi chạy với tốc độ nhanh nhất.

Đến nay, Đường sắt Trung Quốc - Lào đã vận hành 380 chuyến tàu hàng, trong đó có 70 chuyến tàu hàng quốc tế, vận chuyển khoảng 50.000 tấn hàng hóa.

Hàng hóa vận chuyển qua đường sắt bao gồm cao su, phân bón và các nhu yếu phẩm hàng ngày cũng như đồ điện tử, sản phẩm quang điện, sản phẩm thông tin liên lạc, ô tô, dệt may, rau và hoa.

Tuyến tàu Lào-Trung sau 1 tháng: Hàng nghìn tấn hàng hóa không ngừng chảy sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Đoạn đường ở Trung Quốc ghi nhận số lượng hành khách hàng ngày đã tăng từ khoảng 19.000 lên khoảng 33.000, với tổng số 620.000 hành khách đi trên đoạn Trung Quốc trong một tháng.

Nhờ có tuyến đường sắt mới đi vào hoạt động, số chuyến tàu ở Phổ Nhĩ và Tây Song Bản Nạp ở tỉnh Vân Nam đã tăng lần lượt 92,4% và 59,9% so với một tháng trước đó.

Công ty Đường sắt Lào-Trung Quốc (LCRC), một liên doanh phụ trách vận hành đoạn Lào của tuyến đường sắt mới đây cho biết, tính đến ngày 2/1, đoạn đường sắt bên Lào đã vận hành 64 tàu cao tốc đa năng (EMU), chở tổng số 45.800 hành khách, khoảng 50 tàu hàng, đưa tổng cộng 49.900 tấn hàng hóa sang Trung Quốc.

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc mua vé tàu EMU trên tuyến Đường sắt Trung Quốc-Lào vào cuối tuần hoặc ngày lễ cũng không hề dễ dàng. Nhiều người xếp hàng dài tại các ga tàu để mua vé trải nghiệm chuyến tàu cao tốc, hiện là lựa chọn tiện lợi, an toàn và nhanh chóng của người dân Lào.

Kể từ khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động, các chuyến tàu hàng từ Viêng Chăn sang Trung Quốc luôn chở đầy hàng.

Phân kali được sản xuất bởi một liên doanh Trung Quốc-Lào, có tên là Công ty Kali Quốc tế Sino-Agri, được vận chuyển trên chuyến tàu chở hàng quốc tế đầu tiên của tuyến đường sắt đến Trung Quốc.

"Phân kali đến Côn Minh thông qua Đường sắt Trung Quốc-Lào đã được bán trên thị trường", Tong Yongheng, tổng giám đốc của công ty, nói với Tân Hoa xã.

"Đường sắt Trung Quốc-Lào đã đóng góp thêm một con đường an toàn, ổn định và thuận tiện hơn để nhà máy Lào vận chuyển sản phẩm trực tiếp sang Trung Quốc. Việc bán sản phẩm tốt hơn sẽ làm tăng thu nhập của Lào," ông Tong nói.

Cao su do Công ty Đầu tư Cao su Vân Nam (YRIC) thuộc Tập đoàn Nông nghiệp Nhà nước Vân Nam của Trung Quốc tại Lào sản xuất và chế biến cũng đã đi chuyến tàu quốc tế đầu tiên từ Lào tới Trung Quốc. Công ty cao su hiện đang có kế hoạch mở rộng và tổ chức lại cơ sở tại Lào.

Phó giám đốc công ty này cho biết, cao su do công ty sản xuất được bán ở Trung Quốc, nơi có giá thị trường thuận lợi và việc mở đường sắt Trung Quốc-Lào đã giúp giảm chi phí vận chuyển và nâng cao niềm tin của công ty.

Trong tháng qua, công ty đã xuất khẩu khoảng 4.000 tấn sản phẩm cao su tới Trung Quốc bằng đường sắt, và con số này sẽ là khoảng 50.000 tấn một năm sau.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Tắc hàng sang Trung Quốc: Việt Nam có 1 lợi thế nhưng chưa tận dụng

Tắc hàng sang Trung Quốc: Việt Nam có 1 lợi thế nhưng chưa tận dụng

Việc giao thương thông qua tuyến đường sắt sang Trung Quốc vẫn chưa được chú trọng trong bối cảnh 'tắc' hàng sang Trung Quốc.