Trong mùa đại hội cổ đông tháng 4 này, nhiều ngân hàng thương mại đã đưa vấn đề sáp nhập ra lấy ý kiến cổ đông. Ngay từ cuối năm 2012, xu hướng mua bán, sáp nhập ngân hàng đã được dự báo sẽ “nóng” trong năm 2013.

Sáng 25-4, tại đại hội cổ đông Ngân hàng HD (HDBank), bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho biết HDBank và Ngân hàng Đại Á đã có kế hoạch, chủ trương sáp nhập và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đồng ý. Trả lời cổ đông về tính hiệu quả, bà Tâm cam kết phương án sáp nhập phải làm cho HDBank tốt lên, nếu không sẽ không thực hiện.

Cùng ngày, Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) cũng tổ chức đại hội cổ đông, trong đó có nội dung xin ý kiến cổ đông được phép góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ. Và nội dung này đã được cổ đông thông qua bằng văn bản.

Đáng chú ý là trong đại hội cổ đông Ngân hàng Quân đội (MBBank) diễn ra một ngày trước (24-4), Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Hữu Đức cho biết đã có 4-5 ngân hàng ngỏ ý muốn sáp nhập vào MBBank. Tuy nhiên, khi MBBank tiến hành khảo sát thì có tới 3-4 ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về tài chính lành mạnh với tiêu chuẩn quản trị tốt, nợ xấu ít. Trả lời cổ đông, ông Đức cho biết vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội sáp nhập khả thi.

{keywords}

Cũng trong dịp này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 với nội dung chính là xin chủ trương nghiên cứu việc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác - điểm thu hút sự chú ý của công chúng trong năm 2012 và đầu 2013, gắn với hoạt động của Eximbank.

Cụ thể, theo tờ trình liên quan, Hội đồng Quản trị Eximbank trình đại hội đồng cổ đông xem xét, chấp thuận về chủ trương nghiên cứu, sáp nhập với một tổ chức tín dụng khác là ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, Ngân hàng Phương Tây cũng đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường để thống qua phương án hợp nhất với PVFC. Trước đó, về chủ trương hợp nhất 2 tổ chức này đã được cổ đông của ngân hàng này thông qua. Chủ trương trương hợp nhất của đã nhận được sự đồng ý của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước. Việc hợp nhất đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh ĐHc Ngân hàng TP.HCM, nhận định đó là một xu hướng tất yếu, thậm chí sẽ còn diễn ra mạnh trong các năm tới.

“Khủng hoảng vừa qua có một số ngân hàng thương mại kinh doanh lỗ, nợ xấu, thậm chí mất cả vốn điều lệ. Vì thế sáp nhập vào một ngân hàng khác là giải pháp khả thi nhất hiện nay” - ông Dương nói.

Mặt khác, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế thì việc các ngân hàng nhỏ thu hẹp lại qua việc hợp nhất, sáp nhập là điều đáng mừng. Bởi hệ thống ngân hàng có mạnh thì mới bơm vốn dồi dào, vốn chất lượng cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa nền kinh tế phát triển ổn định.

(Theo PLTP)