Sau cơn sốt café Starbucks, mới đây đại gia lớn trong ngành fast food là McDonald’s tuyên bố chuẩn bị mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, các đại gia thức ăn nhanh (fast food) của Mỹ thi nhau có mặt tại Việt Nam.

Cuộc chiến fast food

Sau thời gian dài người tiêu dùng quen thuộc với những thương hiệu như KFC, Lotteria hay Jollibee, Subway... thị trường thức ăn nhanh đang thật sự bị khuấy động bởi những gương mặt mới. Khi McDonald's chính thức phát đi thông tin sẽ chính thức vào Việt Nam vào năm thị trường fastfood Việt vẫn không khỏi ngỡ ngàng và thêm một lần... dậy sóng.

Trước đó, cuối năm 2012, thương hiệu được đánh giá đứng thứ hai trên thế giới là Buger King (Mỹ) cũng đã chính thức vào VN thông qua đối tác nhượng quyền.

Với mức tăng trưởng 26%/năm, thị trường fastfood Việt Nam được xem là “bánh ngon” cho nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh của thế giới. Năm 2011, tổng doanh thu thị trường fast food VN đạt 870 tỷ đồng. Tuy nhiên, thị phần của ngành này đang nằm phần lớn trong tay các thương hiệu ngoại.

{keywords}

Các hãng thức ăn nhanh đều cho rằng thị trường thức ăn nhanh Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Việt Nam là một thị trường mới mở cửa, dân số trẻ đầy hấp dẫn, thu nhập tăng nhanh. Nếu so với các nước trong khu vực, thị trường thức ăn nhanh VN còn khá mới mẻ - chưa được 15 năm, trong khi những nước lân cận như Singapore, Philippines... đã làm quen với ngành thức ăn nhanh từ 36-40 năm.

Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1998, Lotteria và KFC cũng đã có những bước chuẩn bị để sẵn sàng đối đầu với các thương hiệu đến sau. Tại thời điểm này, Lotteria đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh Việt Nam về số lượng với 146 cửa hàng, trong khi KFC là 134 và Jollibee 30. Burger King cũng đang mở rộng thị phần của mình tại các thành phố lớn như TP HCM, HN, Đà Nẵng. Có mặt tại Việt Nam sớm nhất vào năm 1996, thương hiệu Jollibee (Philippines) đến nay mới có khoảng 30 cửa hàng.

Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam còn có sự tham gia của các thương hiệu nổi tiếng khác như Pizza Hut, Subway cũng thông qua các đối tác nhượng quyền.

Nội lép vế

Trong khi đó, các thương hiệu Việt tham gia thị phần ăn nhanh lại thua kém ngay trên sân nhà, bị các đối thủ ngoại lấn át. Các đơn vị trong nước còn ít hoặc không có khả năng cạnh tranh với thương hiệu ngoại nhập. Các thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam khá hiếm hoi với Phở 24, Vietmac, Wrap & Roll.

Khi những thương hiệu lớn trên thế giới này vào Việt Nam, các DN trong nước phải chấp nhận một thực tế rằng thị trường thức ăn nhanh sẽ là “sân chơi” hoàn toàn của các thương hiệu nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán sẽ có một cuộc “nội chiến” thương hiệu ngoại, cũng như thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam đã yếu lại càng yếu hơn.

Sau thời gian hoạt động, thương hiệu Phở 24 có dấu hiệu đi xuống và bị người tiêu dùng chê đắt (tăng từ 24.000 đồng/tô năm 2003 lên 39.000 đồng/tô năm 2012), chất lượng dịch vụ sa sút, không đảm bảo được chất lượng đồng nhất trong chuỗi.

Nuôi mộng biến Phở 24 thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng cuối cùng ông chủ Lý Quý Trung đã bị thâu tóm. Công ty Việt Thái Quốc Tế, sau khi sở hữu 100% cổ phần thương hiệu Phở 24, đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines).

{keywords}

Trong khi đó, VietMac mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh với một hệ thống điểm bán rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tiện dụng, sân bay, trường học... VietMac đã gặp phải khó khăn khi tìm nguồn tài chính để mở rộng mặt bằng để mở rộng thị phần.

Thực tế cho thấy cửa hàng Nam tiến đầu tiên của hãng này đã phải đóng cửa do không chịu nổi “nhiệt” phí thuê mặt bằng. Trong khi đó, bài toán chế biến một khẩu phần ăn nhanh, đáp ứng được khẩu vị của người Việt vốn rất da dạng và tinh tế là chuyện không hề đơn giản.

Một số các thương hiệu khác cũng mới phát triển nhỏ lẻ vài ba cửa hàng ở các thành phố lớn và hầu như vẫn mang tính dập khuôn theo các đơn vị nước ngoài.

Theo các chuyên gia nhận định, thị trường fastfood Việt Nam vẫn còn dư địa cho những “tay chơi” nội địa. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các đối thủ ngoại có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp Việt cần có những hướng đi cụ thể cho riêng mình, phải đưa ra nhiều chiêu thức để cạnh tranh với một đối thủ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong ngành thức ăn nhanh.

D.Anh