Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Không chỉ tạo công ăn việc làm lớn, nó cũng giúp cho nhiều ông chủ doanh nghiệp trở thành những người giàu có.

Dù thời gian qua chứng khiến nhiều đại gia thủy sản điêu đứng vì nợ nần nhưng đây cũng là lĩnh vực hiếm hoi trong nhóm ngành nông nghiệp có nhiều doanh nhân đứng trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Ông Dương Ngọc Minh – chủ tịch Hùng Vương. 

Giá trị cổ phiếu nắm giữ: 1.015 tỷ đồng.

Thông qua những cuộc thâu tóm nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị, hiện nay Minh Phú đã vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản trên nhiều tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận quy mô tài sản lẫn vốn hóa thị trường.

{keywords}

Ngành nghề chính của Hùng Vương là chế biến cá tra xuất khẩu và công ty đang có những động thái rõ ràng trong việc tiến vào lĩnh vực xuất khẩu tôm hiện do Minh Phú thống trị.

Chủ tịch Hùng Vương, ông Dương Ngọc Minh đang nắm giữ hơn 36% cổ phần của công ty, số cổ phiếu này hiện có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng, qua đó đưa ông Minh là doanh nhân duy nhất của ngành nông nghiệp đứng trong top 10 người giàu nhất TTCK.

Sở hữu khối tài sản nghìn tỷ và đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Minh đang độc thân.

Ông Lê Văn Quang – chủ tịch Minh Phú

Giá trị cổ phiếu của gia đình: 1.120 tỷ đồng

Thống trị lĩnh vực tôm xuất khẩu, Minh Phú từng có một thời gian dài là doanh nghiệp lớn nhất ngành thủy sản.

{keywords}

Tuy nhiên, công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Dù doanh thu ngang ngửa với Hùng Vương nhưng lợi nhuận của Minh Phú lại kém xa.

Có khả năng công ty sẽ bán 40% cổ phần cho tập đoàn C.P Foods của Thái Lan và hủy niêm yết cổ phiếu trong thời gian tới

Hiện ông Quang cùng các thành viên trong gia đình và công ty đầu tư riêng đang nắm giữ hơn 62% cổ phần của Minh Phú, tương ứng với số cổ phiếu có trị giá hơn 1.120 tỷ đồng.

Bà Trương Lệ Khanh – Chủ tịch Vĩnh Hoàn

Giá trị cổ phiếu nắm giữ: 690 tỷ đồng.

Vĩnh Hoàn cùng với Hùng Vương là 2 trong số ít các doanh nghiệp thủy sản luôn duy trì được mức lợi nhuận cao.

{keywords}

Bà Lệ Khanh đang nắm giữ hơn 50% cổ phần của Vĩnh Hoàn, tương ứng số cổ phiếu trị giá gần 700 tỷ đồng. Bà là một trong những nữ doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Một thành viên HĐQT Vĩnh Hoàn là ông Võ Phú Đức cùng vợ cũng đang sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 82 tỷ đồng.

Ông Doãn Tới – Chủ tịch Navico

Giá trị cổ phiếu: 327 tỷ đồng

Trong thời kỳ hoàng kim của mình CTCP Nam Việt (Navico), từng là công ty lớn nhất ngành xuất khẩu cá tra, khi đó bỏ xa Vĩnh Hoàn hay Hùng Vương. Nhưng từ năm 2009 trở lại, công ty mất dần vị thế.

{keywords}

Ông Doãn tới bà 2 người con đang nắm giữ 72% cổ phần của công ty, trị giá 327 tỷ đồng – chỉ bằng 1/10 so với khi công ty bắt đầu niêm yết.

Trước đây, gia đình ông Doãn Tới là cổ đông lớn của ngân hàng Mỹ Xuyên (nay là Ngân hàng Phát triển Mê Kông) nhưng hiện không có thông tin nào về sở hữu của gia đình ông tại ngân hàng này.

Ông Nguyễn Văn Đạo – Chủ tịch CTCP Gò Đàng

Gò Đàng là một công ty có quy mô trung bình trong ngành thủy sản với hoạt động chính là chế biến nghêu và cá tra xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành.

{keywords}

Cuối năm ngoái, một quỹ đầu tư nước ngoài đã rót 554 đồng để mua 49% cổ phần của công ty với mức giá 63.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, Gò Đàng đã quyết định hủy niêm yết đại chúng và sẽ rời sàn chứng khoán vào cuối tháng 8 này.

Trước khi hủy niêm yết, ông Nguyễn Văn Đạo và vợ sở hữu 36% cổ phần của công ty. Tính theo mức giá cổ đông chiến lược mua thì số cổ phiếu này có trị giá hơn 400 tỷ đồng còn tính theo giá cổ phiếu trước khi hủy niêm yết thì chỉ còn 250 tỷ đồng.

Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Thủy sản I.D.I

Tổng giá trị cổ phiếu: 116 tỷ đồng.

Thành lập muộn so với các doanh nghiệp thủy sản khác nhưng IDI Seafood nhanh chóng vươn lên thành một trong những công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất.

{keywords}

Ông Lê Thanh Thuấn và gia đình đang sở hữu 19% cổ phần của IDI và 28% cổ phần của Sao Mai An Giang, một công ty bất động sản lớn ở An Giang.

(Theo TTVN)