Bộ Y tế đã từng khuyến cáo nhưng người tiêu dùng vẫn mua các loại đồ trang sức mỹ kí có xuất xứ không rõ ràng bán tràn lan trên thị trường. Đằng sau những món đồ tưởng chừng vô hại đó lại là những hậu quả khó lường.
Tràn lan khắp các mặt đường xó chợ
Đầu tháng 10, Bộ Y tế Canada đã lấy mẫu và kiểm định chất lượng của một số loại trang sức mỹ kí của Trung Quốc và Ấn Độ. Theo kết quả kiểm tra, nhiều mặt hàng có chứa các thành phần kim loại như chì và cađimi vượt quá giới hạn cho phép. Chì và cađimi là những chất rất độc hại không chỉ đối với trẻ em mà còn với cả người lớn. Trẻ em có thể nhiễm độc khi nhai, ngậm, nuốt hay tiếp xúc thường xuyên với những đồ vật có hàm lượng chì cao.
Ở mức độ cao, nhiễm độc chì có thể dẫn tới tình trạng cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, lên cơn kinh phong, để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây giảm trí nhớ, thiếu máu, suy nhược và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với người lớn, nhiễm độc chì có thể dẫn tới suy nhược, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, sảy thai và kém sản xuất tinh trùng…
Trước đây một thời gian, Mỹ cũng đã nhiều lần lấy kết quả giám định và đã thu hồi một loạt các lô hàng trang sức có xuất xứ từ Trung Quốc do hàm lượng cadmium khá cao. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm vượt quá 0,6% chì đều bị thu hồi.
Đầu năm 2012, chi cục quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh cũng đã kiểm tra và phát hiện 7.500/7.608 sợi dây chuyền lắc tay, nhẫn xi mạ của Trung Quốc được bày bán ở các cửa hàng, chợ có chứa chất độc chì, cađimi. Trước đó, Trung Quốc cũng đã kiểm tra và phát hiện hai chất này có trong các loại trang sức mỹ kí và khuyến cáo những chất đó có tác hại lớn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Đầu tháng 10, Bộ Y tế Canada đã lấy mẫu và kiểm định chất lượng của một số loại trang sức mỹ kí của Trung Quốc và Ấn Độ. Theo kết quả kiểm tra, nhiều mặt hàng có chứa các thành phần kim loại như chì và cađimi vượt quá giới hạn cho phép. Chì và cađimi là những chất rất độc hại không chỉ đối với trẻ em mà còn với cả người lớn. Trẻ em có thể nhiễm độc khi nhai, ngậm, nuốt hay tiếp xúc thường xuyên với những đồ vật có hàm lượng chì cao.
Ở mức độ cao, nhiễm độc chì có thể dẫn tới tình trạng cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, lên cơn kinh phong, để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây giảm trí nhớ, thiếu máu, suy nhược và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đối với người lớn, nhiễm độc chì có thể dẫn tới suy nhược, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, sảy thai và kém sản xuất tinh trùng…
Trước đây một thời gian, Mỹ cũng đã nhiều lần lấy kết quả giám định và đã thu hồi một loạt các lô hàng trang sức có xuất xứ từ Trung Quốc do hàm lượng cadmium khá cao. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm vượt quá 0,6% chì đều bị thu hồi.
Đầu năm 2012, chi cục quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh cũng đã kiểm tra và phát hiện 7.500/7.608 sợi dây chuyền lắc tay, nhẫn xi mạ của Trung Quốc được bày bán ở các cửa hàng, chợ có chứa chất độc chì, cađimi. Trước đó, Trung Quốc cũng đã kiểm tra và phát hiện hai chất này có trong các loại trang sức mỹ kí và khuyến cáo những chất đó có tác hại lớn cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Đồ trang sức "Made in Viet Nam" như thế này liệu có đủ sức cạnh tranh với đồ trang sức mỹ kí Trung Quốc? |
Có thể thấy tình trạng đồ trang sức mỹ kí có xuất xứ từ Trung Quốc hiện đang chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Từ các mẹt, thúng, bàn ở các chợ cóc cho tới các cửa hàng bán đồ phụ kiện, trang sức giá rẻ, mặt hàng này vẫn chiếm ưu thế vì giá cả phải chăng lại phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân.
Đi một vòng khu vực chợ Bến Thành, Bà Chiểu ở TP.Hồ Chí Minh tới chợ Ngã Tư Sở, Đồng Xuân, Nhà Xanh ở Hà Nội có thể thấy mặt hàng này được bày bán ê hề thành những sạp, dãy với đa dạng các loại mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Một đôi bông tai mỹ kí được mạ vàng, bạc có giá từ 10 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đã là loại xịn. Một chiếc lắc tay từ 25 đến 50, 60 nghìn đồng được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều họa tiết đẹp. Vòng tay, vòng cổ, nhẫn bày bán miên man với giá cũng cực bèo. Rất ít mặt hàng có giá trị trên 100 ngàn đồng, có chăng cũng chỉ là do bị chặt chém mà bị đẩy giá thành lên cao. Rời các khu chợ, nhóm PV Người Đưa tin có cuộc khảo sát ở một vài tuyến phố ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Đội Cấn, Kim Mã...
Có những cửa hàng chỉ chuyên bán đồ trang sức mỹ kí như Xiao Ha Ha, cửa hàng Một giá 10 nghìn, 12 nghìn đồng. Trong các cửa hàng này, đồ trang sức khá phong phú về chất liệu từ nhựa, da, mỹ kí, vải, giấy, trên bao bì vẫn còn in rõ "Made in China". Ngạc nhiên về giá thành của sản phẩm, chúng tôi hỏi một người bán hàng ở phố Chùa Láng về chất lượng và độ an toàn thì chỉ nhận được nụ cười gượng gạo còn người quản lý cửa hàng người Trung Quốc ngồi cạnh đó chỉ lơ lớ nói sang "An toàn, an toàn".
Mức độ an toàn đến đâu thì không rõ, chỉ biết sau khi sờ, nghe, ngửi một loạt sản phẩm, phóng viên ngán ngẩm lắc đầu bỏ đi. Có những sản phẩm mỹ kí còn dính nguyên cục vàng chưa kịp chuốt, dây đeo cổ đính đá, da xộc xệch, khi đưa lên ngửi vẫn còn nguyên mùi hoá chất…
Có ngộ độc cũng chưa đến lượt mình
Theo khảo sát, những mặt hàng trang sức loại rẻ- bền- đẹp có giá bình dân này được các khách hàng bình dân đặc biệt yêu thích, bao gồm nhóm học sinh, sinh viên là chủ yếu. Em Bình (20 tuổi) là sinh viên trường đại học KHXH&NV Hà Nội, hiện đang sống ở cạnh chợ Phùng Khoang, Thanh Xuân cho biết: "Với số tiền cha mẹ trợ cấp hàng tháng, chỉ đủ để em trả tiền nhà, ăn uống và một vài nhu cầu sinh hoạt khác. Nhưng là con gái thì em vẫn có nhu cầu làm đẹp. Vì không có nhiều tiền nên tụi em phải mua đồ mỹ kí bày bán ở chợ, giá rẻ mà mẫu mã cũng đẹp, dễ phối hợp với quần áo. Quan trọng hơn là dễ thay đổi, bỏ ra mười mấy ngàn mua đồ, dùng đôi ba lần, có bỏ đi cũng không tiếc".
Một sinh viên khác của trường Đại học Hà Nội sống ở gần đó cũng cho hay: "Mẹ em cũng có sắm cho em vòng, lắc, nhẫn bằng vàng tây và vàng trắng hẳn hoi nhưng ít khi em đeo lắm vì ngại. Bạn bè em đều đeo đồ mỹ kí cả, mình dùng đồ xịn, mọi người lại cho là mình chơi trội. Hơn nữa, đồ xịn thì ít thay đổi được, có một mẫu đeo hoài từ tháng này sang tháng khác cũng chán".
Khi chúng tôi hỏi về sự quan tâm tới mức độ độc hại của những sản phẩm này thì các sinh viên trẻ cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: "Em có biết, nhưng vì không đeo thường xuyên nên chắc không sao".
Không chỉ các nữ sinh mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng yêu thích những sản phẩm này. Một bà nội trợ khác tên là Mai ở Cầu Giấy chia sẻ: "Tôi có con gái lớn, suốt ngày nó đòi mua sắm cái này cái nọ, không cho mua thì không được mà mua đồ xịn thì đâu phải lúc nào cũng có tiền cho con. Mua cho nó đồ mỹ kí vừa đẹp lại vừa rẻ".
Một trong những lí do có vẻ hợp lý nhất mà những "tín đồ" thời trang mỹ kí này cho biết, lựa chọn các sản phẩm này nếu chịu khó có thể lựa được những đồ có mẫu mã giống hệt sản phẩm của các thương hiệu đồ trang sức nổi tiếng, mà giá lại rẻ hơn nhiều lần. Nhìn bằng mắt thường, rất khó phân biệt thật, giả. Hàng hiệu vẫn là thứ được làm giả nhiều nhất và giá thành của những sản phẩm này cũng thường cao hơn hàng trôi nổi, loè loẹt được sản xuất thủ công.
Để làm ra những sản phẩm với giá thành rẻ tới mức bèo bọt như vậy, ai cũng có thể đoán ra chất liệu để làm cũng rẻ thế nào. Sản phẩm làm bằng inox đã đành nhưng inox thật đến đâu thì chỉ qua lời đảm bảo của người bán hàng. Phần lớn các sản phẩm mỹ kí đều được làm bằng niken, nhôm, đồng, thiếc, crom… Một trong những vật liệu dùng để mạ lên kim loại có tác dụng chống rỉ sét phổ biến là catmi. Đây là kim loại nặng đứng thứ 7 trong 275 chất cực độc. Bình thường catmi có màu xám, khi mạ lên thì vật liệu có màu sáng bóng, lấp lánh rất đẹp. Muốn kiểm tra nữ trang có catmi hay không thì phải qua các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, chất liệu này đã phổ biến tới mức những người tinh và không tinh đều có thể mặc định là có trong sản phẩm.
Đến các bệnh viện, phòng khám về da liễu thì không khó để có thể tìm thấy những trường hợp bị nhiễm độc do sử dụng các sản phẩm mỹ kí hàng chợ. Nhẹ thì bị mẩn đỏ, có mụn nước, nặng hơn thì mưng mủ, sưng tấy, lở loét. Các bệnh nhân tìm đến chữa trị chủ yếu là nữ giới ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Không chỉ các bệnh viện, phòng khám da liễu, ở phòng cấp cứu của các bệnh viện đa khoa ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cũng không hiếm gặp những ca chạy vội vào viện do ói mửa, chóng mặt, không rõ nguyên nhân. Sau khi sơ cứu và tìm hiểu các y bác sĩ mới biết là do nhiễm độc đồ trang sức.
Dị ứng trên da, nhiễm độc phải đi cấp cứu là những biểu hiện bên ngoài, dễ nhận thấy về tác hại của những sản phẩm này. Tuy nhiên, mức độ ăn sâu và độc hại lâu dài thì cho đến nay vẫn còn rình rập người tiêu dùng.
(Theo Người đưa tin)