Kiểm tra thông số cơ bản của xe

Nội dung kiểm tra các thông số bao gồm: Năm sản xuất của xe, năm mà xe được đăng ký (lần đầu và các lần sau đối với xe đã đổi chủ), số lần thay đổi chủ xe. Những thông tin này, bạn có thể kiểm tra được dựa vào giấy tờ đăng ký, đăng kiểm của xe.

Năm đăng ký lần đầu chính là thời điểm chiếc xe bắt đầu lăn bánh, từ đó có thể tính được số km trung bình tương ứng với số năm đã đi.

Số năm lăn bánh của xe - năm đăng ký lần đầu quyết định khá nhiều tới odo thự tế. Ảnh: Khánh Linh.

Số năm lăn bánh của xe - năm đăng ký lần đầu quyết định khá nhiều tới số km xe lăn bánh thực tế. Ảnh: Khánh Linh.

Đối với xe gia đình, trung bình dòng ôtô phổ thông có thể đi được khoảng 10.000 - 15.000 km/năm. Đối với các dòng xe sang cao cấp, hay xe thể thao số km thường sẽ thấp hơn, khoảng 10.000 km trở lại. Còn đối với xe chạy dịch vụ, số km đương nhiên sẽ cao hơn có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Ví dụ đối với một chiếc xe sản xuất và đăng ký vào năm 2015 tính đến thời điểm năm 2020, chiếc xe chạy được khoảng trên 70.000 km tương đương với khoảng 15.000 km/năm là con số tương đối chính xác.

Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe 

Trong thời gian sử dụng xe, các chủ sở hữu thường sẽ đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage xe. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin chính xác trong sổ nhật ký bao gồm số km, thời gian, nội dung…

Kiểm tra hiện trạng nội thất – ngoại thất xe

Nội thất: Bề mặt ghế ngồi (đặc biệt là ghế lái) nếu xe đi ít sẽ không có nhiều nếp nhăn và độ đàn hồi còn tốt, độ mòn của vô lăng, các nút công tắc, tay cầm của các cánh cửa… Xe sử dụng càng nhiều thì các chi tiết này sẽ càng dễ xuất hiện hao mòn, đổi màu, trầy xước.

Bề mặt da ghế lái sử dụng nhiều sẽ bị nhăn và chuyển màu tương đương với mức sử dụng trên 50.000km. Ảnh: Khánh Linh.

Bề mặt da ghế lái sử dụng nhiều sẽ bị nhăn và chuyển màu tương đương với mức sử dụng trên 50.000km. Ảnh: Khánh Linh.

Tay nắm cửa bị mòn và đổi màu cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên. Ảnh: Khánh Linh.

Tay nắm cửa bị mòn và đổi màu cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên. Ảnh: Khánh Linh.

Ngoại thất: Các vết trầy xước xung quanh thân xe, gioăng cao su cửa xe còn chắc chắn hay đã bị nhão, viền nắp ca-pô có bị kênh hay còn kít…

Phụ tùng: Độ mòn của ốc vít, độ mòn của lốp xe (kiểm tra gai lốp còn không, độ sâu của rãnh lốp), bề mặt đĩa phanh có bị mòn, bề mặt la-zăng có nhiều vết xước hay vết cắt sâu…

Lốp xe đã bị mòn gai và độ sâu của rãnh lốp giảm cho thấy xe đã di chuyển nhiều. Ảnh: Khánh Linh.

Lốp xe đã bị mòn gai và độ sâu của rãnh lốp giảm cho thấy xe đã di chuyển nhiều. Ảnh: Khánh Linh.

Độ mòn của ốc vít và một số phụ tùng khác có thể đánh giá mức độ sử dụng của chiếc xe. Ảnh: Khánh Linh

Độ mòn của ốc vít và một số phụ tùng khác có thể đánh giá mức độ sử dụng của chiếc xe. Ảnh: Khánh Linh

Kiểm tra gầm xe

Gầm xe là một trong những yếu tố quan trọng cần kiểm tra do các xe đã sử dụng nhiều gầm xe sẽ bị mục, gỉ sét, có nhiều vết lõm do gạch đá văng lên nhiều lần hoặc bị cấn khi lên xuống lề đường. Qua đó cũng có thể đánh giá mức độ sử dụng xe của chủ cũ.

Lái thử xe 

Việc lái thử xe sẽ cho bạn có được những cảm nhận về khả năng vận hành, các tiếng động, độ rung của xe, độ trễ của chân ga… sau một thời gian sử dụng.

Sau khi tự mình kiểm tra một số những chi tiết phía trên mà vẫn chưa hoàn toàn yên tâm, bạn có thể đưa xe đến các garage uy tín hoặc tại các trung tâm chính hãng. Tuy sẽ mất thêm chi phí, nhưng đây là cách đáng tin cậy nhất để kiểm tra hiện trạng xe một cách tổng thể trước khi bạn đưa ra quyết định.

Theo Lao động

Các tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Cách đơn giản và hiệu quả đuổi ruồi, muỗi trong xe

Cách đơn giản và hiệu quả đuổi ruồi, muỗi trong xe

Việc ruồi, muỗi xuất hiện trong khoang cabin không chỉ gây khó chịu cho người lái mà còn tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm.