Sau 3 ngày họp giám đốc thẩm, chiều 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, giữ nguyên bản án với Hồ Duy Hải.

Hội đồng cho rằng, quá trình điều tra, Cơ quan điều tra 'có một số sai sót trong hoạt động điều tra, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án'. Sau phán quyết trên, dư luận đặt nhiều câu hỏi băn khoăn về nhận định trên.

{keywords}
17 thành viên Hội đồng thẩm phán

Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, theo quy định của tố tụng hình sự, có một nguyên tắc gọi là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là toàn bộ các hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo nguyên tắc đó.

Trường hợp không tuân thủ là vi phạm tố tụng, điều này dẫn đến căn cứ buộc tội không còn chính xác nữa.

Cũng theo LS Nam, để kết tội một con người thì phải dựa trên cơ sở chứng cứ mà chứng cứ thì gồm rất nhiều thứ như hình ảnh, video, vật chứng, lời khai...

Nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự có quy định, "chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định…". Điều đó cũng có nghĩa, những gì không có thật hoặc không được thu thập đúng theo trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự thì không được xem là chứng cứ.

Một khi không được xem là chứng cứ thì không được sử dụng để chứng minh cho việc buộc tội hay gỡ tội trong vụ án

Trong vụ án Hồ Duy Hải có những thứ không có thật là con dao, cái thớt, là những thứ được mua về để mang tính chất áp đặt và suy đoán rằng đây cái thớt và con dao giống tang vật của vụ án.

“Trong vụ án Hồ Duy Hải, tôi cho rằng các chứng cứ pháp lý của vụ án đó chưa đủ cơ sở pháp lý vững chắc để kết tội với mức hình phạt cao như vậy.

Mức hình phạt tử hình là mức không thể sửa chữa được. Có nghĩa là khi thi hành là đã loại bỏ con người đó. Đến một lúc nào đó có chứng cứ, tình tiết mới, có một người đầu thú, có thể lật lại vụ án thì không thể nào khắc phục được", lời LS Nam.

LS Nam cũng nêu quan điểm: "Tôi không phải là bảo vệ cho một cá nhân mà là bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Nghĩa là người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng pháp luật.

Ngoài ra, nó còn tránh một án lệ xấu, bởi có thể sau này có nhiều cơ quan vi phạm, nhưng sau đó lại nói rằng bản chất là đúng. Điều này vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.

Vụ án này tôi không đưa cái tôi để phán xét rằng Hồ Duy Hải vô tội hay HĐXX như vậy là sai, mà tôi thấy còn nhiều vấn đề làm cho giới làm luật còn nhiều tranh cãi, suy ngẫm, trăn trở”, LS Nam nêu quan điểm.

{keywords}
 Hồ Duy Hải 

Bỏ qua các vi phạm tố tụng nghiêm trọng

Luật gia Đặng Đình Thịnh (Ủy viên BCH Trung ương hội Luật gia Việt Nam) khẳng định, quyết định của Hội đồng thẩm phán về vụ án Hồ Duy Hải chưa thuyết phục.

Bản thân luật gia Thịnh là một chuyên gia pháp lý cũng làm nhiều năm trong ngành nghiên cứu ông nhận thấy HĐXX đưa ra biểu quyết cho từng vấn đề.

Trong đó, HĐXX giám đốc thẩm có thẩm quyền xem xét về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hay không?

Căn cứ Điều 388 Bộ luật tố tụng hình sự, Hội đồng giám đốc thẩm có các thẩm quyền y án, sửa án, hủy án, đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật. 

Như vậy, đối tượng bị HĐXX giám đốc thẩm xem xét là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền không phải là đối tượng bị xem xét mà chỉ là căn cứ, lý do để mở thủ tục giám đốc thẩm.

Việc ra phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định bị kháng nghị chỉ dựa trên cơ sở nhận định về tính có căn cứ của quyết định kháng nghị, không dựa trên cơ sở xem xét tính hợp pháp của việc kháng nghị,

Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được nhận định về tính có căn cứ của việc kháng nghị mà không có quyền biểu quyết về tính hợp pháp. Quyền nhận định này thuộc về chủ thể có chức năng giám sát, thuộc nhánh quyền lập pháp.

Đặc biệt, Hội đồng thẩm phán thừa nhận có vi phạm tố tụng nhưng nguyên tắc vi phạm mà không hủy án để điều tra lại thì không những không thuyết phục mà còn tạo tiền lệ xấu cho các án sau này. Việc điều tra sơ sài, thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng như vậy tiếp tục bị bỏ qua?

Về vật chứng là con dao, thớt đi mua ngoài chợ là sai phạm rất nghiêm trọng. Vật chứng trong một vụ án hình sự thường được truy tìm rất kỹ, bởi hung thủ thường phi tang đi. Ví dụ, một khẩu súng sau khi gây án, hung thủ mang vứt xuống ao thì cơ quan điều tra cũng phải tát ao lấy súng lên rồi đi kiểm định đầu đạn xem có đúng khẩu súng đó dùng để bắn hay không.

Hay hung thủ dùng con dựa chém người ta rồi ném vào khe núi cũng phải đi tìm kiếm, dùng cả chó nghiệp vụ để tìm. Vật chứng là vật cụ thể liên quan đến vụ việc, từ đó làm cơ sở để kết án nên rất quan trọng.

Cái thớt đó dùng để cầm đập thì khả năng có dấu vân tay của hung thủ rất nhiều, hoặc con dao dùng để cứa cổ cũng có dấu vân tay. Trong khi đó vật chứng của vụ án này, cơ quan điều tra không thu giữ mà để bị đốt, rồi đi mua vật chứng khác thế vô làm mô phỏng. Đây là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. 

Có còn cơ hội nào cho Hồ Duy Hải?

Có còn cơ hội nào cho Hồ Duy Hải?

Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã bác kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải. Liệu có còn cơ hội nào cho Hải?

Thanh Phương