Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, Park Geun-hye hiếm khi nhắc đến chính sách ngoại giao mà chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

{keywords}

Park Geun-hye chụp ảnh cùng cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng ngày 13/5/2002.

Và thậm chí khi bị thúc ép bàn về các vấn đề đối ngoại nói chung và với Triều Tiên nói riêng, bà Park giữ một quan điểm ôn hòa đến ngạc nhiên. Nữ chính trị gia này nhấn mạnh rằng, bà muốn xây dựng "lòng tin" với chính quyền Bình Nhưỡng, và thậm chí còn ngụ ý có thể khởi động lại Chính sách Ánh Dương (được ban hành dưới thời 2 Tổng thống cánh tả từ năm 1998 đến năm 2008, nhấn mạnh sự hợp tác cùng viện trợ kinh tế vô điều kiện và các hình thức hỗ trợ khác cho quốc gia phía bắc.

Chính sách Ánh Dương, tất nhiên, đã kết thúc và không ngăn chặn được chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng không thúc đẩy được phát triển kinh tế. Vào năm 2010, Bộ Thống nhất Hàn Quốc chính thức xác nhận Chính sách Ánh Dương là một "thất bại".

Nếu như nữ Tổng thống Hàn Quốc chỉ hy vọng tập trung sức lực của mình vào việc tái khởi động nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới vốn có mức tăng trưởng chỉ 2,1% năm 2012, thì nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, lại có ý khác.

Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 vào ngày 12/2; bà Park nhậm chức ngày 25/2. Vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng được tiếp nối bởi một tháng những đe dọa tham chiến của ông Kim Jong-un cùng quyết định đóng cửa khu công nghiệp chung giữa hai nước. Khu Kaesong này là một trong số ít ỏi các thành tựu còn lại của thời kỳ Ánh Dương. Chính quyền Bình Nhưỡng cũng hủy bỏ đường dây nóng quân sự song phương, thậm chí dọa biến thủ đô Seoul thành một "biển lửa", bằng cách đó làm leo thang nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Có thể nói, hành động của ông Kim Jong-un khá dễ hiểu: Bình Nhưỡng muốn thể hiện rằng việc bà Park theo đuổi một chiến lược Ánh Dương là điều không thể.

Và do vậy, thay vì nối lại viện trợ hoặc trao đổi, bà Park đã giữ lập trường không nhân nhượng, khẳng định với các lãnh đạo quân sự của Hàn Quốc hồi tháng 4 rằng "nếu miền Bắc thử bất cứ một sự khiêu khích nào chống lại người dân và đất nước chúng ta thì chúng ta sẽ đáp trả mạnh mẽ ngay lần va chạm đầu tiên với họ mà không cần bất cứ một sự cân nhắc chính trị nào".

Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ Triều Tiên thì chính quyền nước này sẽ bị "xóa xổ".

{keywords}
Park Geun-hye khẳng định vẫn tiếp tục thúc đẩy một tiến trình xây dựng lòng tin trên Bán đảo Triều Tiên.

Những tuyên bố kể trên mới chỉ được đưa cách nay 1 tháng. Nhưng giờ đây "bà đầm thép" của Hàn Quốc có thể đang bắt đầu "do dự".

Trong chuyến thăm gần đây tới Washington, Tổng thống Park dường như ngụ ý về một sự tái khởi động chính sách Ánh Dương. Bà đã phát biểu tại một cuộc họp lưỡng đảng Quốc hội ở Washington ngày 8/5 - bằng chứng cho sức mạnh liên minh 60 năm tuổi giữa Mỹ và Hàn Quốc. John Boehner, Joe Biden, Nancy Pelosi, và nhiều nhân vật có uy tín khác cũng tham dự cuộc họp.

Bài phát biểu dài 34 phút bằng tiếng Anh thành thạo của bà Park đã lôi cuốn các đại biểu Mỹ nhưng thông điệp mà bà đưa ra thì gây xáo trộn.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc nói rằng bà sẽ "không bao giờ chấp nhận một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân" và rằng "các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng sẽ bị đáp trả một cách kiên quyết". Nhưng vài phút sau đó, bà lại khẳng định: "Tôi sẽ vẫn kiên định việc thúc đẩy một tiến trình xây dựng lòng tin trên Bán đảo Triều Tiên... Và với niềm tin được xây dựng dần dần, thông qua trao đổi, thông qua hợp tác, chúng tôi sẽ thắt chặt các nền tảng cho hòa bình lâu dài và cuối cùng là thống nhất hòa bình".

Vài phút sau đó, bà thậm chí thể hiện rõ hơn: "Tôi sẽ không gắn viện trợ nhân đạo cho người dân Triều Tiên, chẳng hạn như trẻ nhỏ, với tình hình chính trị".

Nhiều người cho rằng sẽ là một sai lầm nếu Tổng thống Park theo đuổi chính sách này bởi nó sẽ đánh dấu một sự ra đi. Người tiền nhiệm của bà, ông Lee Myung-bak, đã kết thúc các chương trình viện trợ năm 2010 sau khi ngư lôi Triều Tiên được cho là thủ phạm đánh chìm một tàu hải quân Hàn Quốc làm 46 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, không ít người lại ủng hộ một chiến lược giống như chủ trương mà bà Park dường như sẽ theo đuổi. Chẳng hạn, một tờ báo cánh tả nổi tiếng ở Hàn Quốc đã đăng bài nói rằng Tổng thống nên theo đuổi "những cách thức cụ thể và tiên phong nhằm xây dựng lòng tin với Triều Tiên, trong đó có việc thảo luận một [hiệp ước] hòa bình.
 
Thanh Hảo (Theo The Atlantic)